Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Trà gừng chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Gừng vừa là một loại nguyên liệu trong nấu ăn, vừa là một loại thảo mộc có nhiều tác dụng tốt. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ cùng bạn khám phá 5 cách làm trà gừng thơm ngon, bổ dưỡng nhất nhé.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch, để ráo gừng. Sau đó cạo sạch vỏ, thái gừng thành lát hoặc sợi mỏng.
Bước 2: Pha trà gừng
Cho gừng đã cắt lát, sợi và 1 gói trà túi lọc vào 150ml nước nóng. Ủ trà cùng gừng trong khoảng thời gian 4 phút - 5 phút. Sau đó vớt bỏ túi trà.
Bước 3: Thêm mật ong
Lưu khi thêm mật ong khi trà đã nguội bớt. Không thêm khi trà còn nóng sẽ làm phá vỡ kết cấu trà, mất đi chất dinh dưỡng.
Trà gừng mật ong được khuyến khích uống trước khi ăn sáng 30 phút. Gừng kết hợp cùng mật ong giúp làm dịu dạ dày, giảm các cơn đau do trào ngược dạ dày gây ra. Từ đó cải thiện tình trạng về hôi miệng và đầy hơi.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch gừng tươi cùng táo đỏ khô, để ráo. Sau đó cạo sạch vỏ, thái gừng thành lát hoặc sợi mỏng. Cắt táo đỏ thành từng lát nhỏ để trà dễ thấm vị hơn.
Bước 2: Pha trà
Nấu lá trà khô với 500ml nước. Đợi sôi từ 3 - 4 phút, vớt sạch lá trà, tắt bếp, thả gừng và táo đỏ vào.
Bước 3: Thêm mật ong
Lưu khi thêm mật ong khi trà đã nguội bớt. Không thêm khi trà còn nóng sẽ làm phá vỡ kết cấu trà, mất đi chất dinh dưỡng.
Trà gừng táo đỏ mang lại tác dụng thải độc gan, bổ khí huyết. Tăng lượng protein và tăng huyết thanh cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Không chỉ có vậy, khi kết hợp với táo đỏ, trà gừng còn mang lại tác dụng nhưỡng nhan, ngăn ngừa lão hóa. Đồng thời giúp cho mắt sáng hơn, và tỉnh táo vào buổi sáng.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gừng rửa sạch, cạo vỏ. Sau đó đập dập, thái thành từng lát nhỏ.
Sả bóc lớp vỏ ngoài bị già, rửa sạch. Sau đó đập dập, cắt đoạn dài từng đốt ngón tay.
Bước 2: Nấu trà
Đun sôi 1 lít cùng với 100gr đường phè. Sau khi nước sôi, cho gừng và sả đã đập dập vào đun cùng trong khoảng 5 phút.
Tắt bếp, cho gói trà túi lọc vào nước đã đun. Ủ trà trong vòng 30 phút.
Bước 3: Thêm nước cốt chanh
Sau 30 phút, vớt sạch túi lọc trà, gừng, sả khỏi nước. Và cho thêm 2 muỗng chanh vào, khuấy đều (lúc này nước đã nguội bớt).
Trà gừng chanh sả mang lại tác dụng làm ấm cơ thể, đặc biệt là vào ngày đông lạnh. Bên cạnh đó, giúp củng cố hàng rào miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Làm dịu thần kinh căng thẳng, thư giãn tinh thần và tăng cường năng lượng làm việc, học tập.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Pha trà
Trà gừng cam sả nên sử dụng vào buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút, hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Đặc tính của cam và sả kết hợp với gừng mang đến sự ấm áp cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, làm dịu dạ dày, chống trào ngược dạ dày vào buổi sáng. Trà gừng cam sả còn được sử dụng cho phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt, giúp giảm các cơn đau thắt bụng do đến kỳ.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Pha trà
Bước 3: Thêm mật ong và chanh
Lưu khi thêm mật ong, chanh khi trà đã nguội bớt. Không thêm khi trà còn nóng sẽ làm phá vỡ kết cấu trà, mất đi chất dinh dưỡng.
Trà gừng chanh mật ong có tác dụng giải cảm, thuyên giảm các triệu chứng do cảm lạnh gây ra. Mật ong chanh và gừng còn mang lại tác dụng giảm cân, hạn chế tình trạng thèm ăn.
Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã nắm được 5 cách pha trà gừng thơm ngon nhất. Chỉ với một số nguyên liệu đơn giản, bạn đã có ngay cốc trà vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon.
Bình luận