Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

6 loại trà thảo mộc bổ máu, tăng cường sức khỏe

Trà thảo mộc không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt là là công dụng bổ máu. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu 10 loại trà thảo mộc bổ máu, tăng cường sức khỏe toàn diện. Thêm các loại trà này vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, từ đó duy trì sức khỏe lâu dài.

Các loại thảo mộc có tác dụng bổ máu

Có nhiều loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng bổ máu, giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cơ thể trong việc tạo ra các tế bào máu mới. Dưới đây là một số thành phần thảo mộc phổ biến có tác dụng bổ máu:

  • Táo đỏ: Trong thành phần của táo đỏ có chứa hàm lượng sắt lớn cùng với Vitamin C và photpho. Là những chất bổ sung máu tốt nhất cho người đang mắc bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, saponin, triterpenoid và ancaloit có tác dụng thải độc, làm sạch máu.
  • Đương quy (Angelica Sinensis): Không chỉ là một loại thảo mộc, đương quy còn được coi là một loại thuốc quý. Đương quy được sử dụng trong các bài thuốc chỉ huyết, bổ huyết và chống ứ huyết.
  • Nhân sâm: Nhân sâm có tác dụng kích thích sản xuất hồng cầu và cải thiện tuần hoàn máu. 
  • Lá Tía Tô (Perilla): Các khoáng chất và vitamin trong lá tía tô có tác dụng cải thiện sức khỏe mạch máu, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hương thảo ((Rosemary): Kích thích tuần hoàn máu và cung cấp nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe máu.

6 loại trà thảo mộc bổ máu tốt nhất cho sức khỏe

Trà táo đỏ

Trà táo đỏ cung cấp vitamin, khoáng chất giúp bổ sung sắt, tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể. Để táo đỏ phát huy tốt nhất công dụng bổ máu, cầm máu của mình, có thể pha thêm cùng lá sen. 

Lưu ý, không sử dụng trà táo đỏ khi bụng đói. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh dạ dày. Táo đỏ có thể gây trào ngược, hoặc cồn dạ dày nếu như sử dụng khi đói bụng.

Cách pha: 

  • Bước 1: Chuẩn bị từ 2-3 quả táo đỏ khô, nửa cái lá sen khô. 
  • Bước 2: Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa táo đỏ cùng lá sen và ngâm trong 5-10 phút.
  • Bước 3: Sử dụng trà táo đỏ khi còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất.

Trà gừng mật ong

Gừng có công dụng kích thích tuần hoàn máu, mật ong giàu dinh dưỡng. Sự kết hợp này giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Khi sử dụng trà gừng mật ong điều độ sẽ giúp cholesterol máu giảm bớt, ngăn ngừa máu đông hình thành gây tắc nghẽn mạch máu.

Để trà gừng mật ong phát huy tác dụng tốt nhất nên sử dụng vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ 30 phút. 

Cách pha: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 1-2 lát gừng tươi và 1 muỗng mật ong.
  • Bước 2: Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa gừng và ngâm trong 5-10 phút.
  • Bước 3: Thêm mật ong và khuấy đều.
  • Bước 4: Sử dụng khi còn ấm.

Trà thảo mộc đương quy bổ máu

Trà thảo mộc bổ máu từ đương quy được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ gặp các vấn đề về kinh nguyện như tắc kinh, chậm kinh. Bên cạnh đó còn hỗ trợ các vấn đề hoạt huyết, bổ huyết, …

Lưu ý khi sử dụng trà đương quy: Những người mắc bệnh tiêu chảy mãn tính, thường xuyên chướng bụng không nên sử dụng loại trà này. Bệnh nhận đang điều trị tiểu đường hoặc sử dụng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách pha: 

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1-2 thìa đương quy khô.
  • Bước 2: Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa đương quy và ngâm trong 5-10 phút.
  • Bước 3: Sử dụng khi còn ấm.

Trà thảo mộc nhân sâm bổ máu

Trà nhân sâm có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Được khuyến khích sử dụng cho người thiếu máu. 

Nhân sâm gây ra hiện tượng tăng huyết áp sau đó có thể hạ đột ngột. Vì thế, những người đang bị đau bụng, tiêu chảy không nên sử dụng trà nhân sâm.

Cách dùng:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1-2 lát nhân sâm khô.
  • Bước 2: Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa nhân sâm và ngâm trong 10-15 phút.
  • Bước 3: Uống khi còn ấm.

Trà thảo mộc hoa cúc la mã bổ máu

Trà pha từ cúc la mã có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu.

Lưu ý khi sử dụng trà thảo mộc hoa cúc la mã bổ máu: Phụ nữ có thai và đang cho con bú tránh sử dụng loại trà này.

Cách dùng: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 1-2 thìa hoa cúc la mã khô.
  • Bước 2: Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa hoa cúc la mã và ngâm trong 5-7 phút.
  • Bước 3: Sử dụng khi còn ấm.

Trà lá tía tô

Trà từ lá tía tô giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch và mạch máu. Từ đó giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Đồng thời ngăn chặn các nguy cơ xơ vữa động mạch.

Cách dùng:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa lá tía tô khô
  • Bước 2: Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa lá tía tô và ngâm trong 5-10 phút.
  • Bước 3: Sử dụng khi còn ấm hoặc sử dụng lạnh.

Trà thảo mộc không chỉ giúp bổ máu mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tùy vào từng loại thảo mộc, hoa trà có những cách dùng và lưu ý sử dụng khác nhau. Người dùng cần tìm hiểu kỹ và sử dụng đúng định lượng để mang lại sức khỏe tốt cho cơ thể.

Bình luận