Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê xuất hiện trong đời sống con người qua hàng thế kỷ. Trong quá trình phát triển, con người đã khám phá và sáng tạo ra nhiều loại cà phê và cách pha cà phê khác nhau. Mỗi một loại cà phê lại có những hương vị cuốn hút riêng biệt. Chắc hẳn dân “sành cà phê” đã từng một lần nghe qua cái tên cà phê chồn. Vậy đây là loại cà phê gì? Tại sao lại có tên gọi độc đáo như vậy? Hãy cùng DAIGAN khám phá về loại cà phê đặc biệt này nhé
Cà phê chồn có tên quốc tế là Kopi luwak. Đây thực chất là một loại cà phê “phân chồn”. Khi chồn ăn quả cà phê chín, nó sẽ chỉ tiêu hóa được phần thịt quả ngọt bên trong. Hạt cà phê không tiêu hóa được sẽ thải ra ngoài cùng với chất thải của chúng. Điều làm nên hương vị độc đáo của loại cà phê này dựa vào quá trình lên men trong quá trình tiêu hóa. Khi hạt ở trong bụng chồn sẽ được enzym trong dạ dày hỗ trợ quá trình lên men. Nhờ đó, hạt cà phê giảm bớt được lượng protein. Quá trình chế biến rang, xay sau đó hạt cà phê sẽ giòn, cứng và thơm ngon đậm đà hơn.
Cà phê được lên men bằng cách này sẽ giảm bớt vị đắng và chua vốn có của nó. Hương vị sẽ ngậy, béo hơn. Khi thưởng thức kĩ sẽ cảm nhận được vị chocolate đắng dịu nhẹ, hương vani.
Cà phê chồn có nguồn gốc từ Indonesia. Vào khoảng thế kỉ 18, khi Indonesia là thuộc địa của Hà Lan. Lúc này cà phê bị cấm thu hoạch, tự sản xuất để phục vụ nhu cầu người dân. Các quả cà phê chín rụng đầy đồi, rừng. Tạo cơ hội làm thức ăn cho một số loại động vật hoang dã, trong đó có chồn. Giống chồn này là một loại cầy vòi hương. Chúng còn có tên gọi khác là cầy vòi đốm, cầy mướp, cầy cọ.
Khi chồn ăn quả và thải ra hạt vẫn còn nguyên vẹn, người dân Indonesia lúc này mới thu thập hạt từ phân chồn phơi khô và chế biến. Sau một thời gian đưa vào chế biến và sản xuất, người dân nhận ra hương vị từ cà phê chồn thơm ngon và độc đáo hơn hạt cà phê thường. Từ đó đã dần phát triển ra loại cà phê này.
Cái tên “Kopi luwak” xuất phát từ từ “Kopi” - tên cà phê trong tiếng Indonesi kết hợp cùng với “luwak” là tên của một loại chồn sống ở vùng đảo Luwak tại đất nước này.
Cà phê chồn có hai loại chính là sản xuất tự nhiên và nuôi trong trang trại.
Cafe chồn tự nhiên hiện nay còn rất hiếm. Đây là loại cà phê chắt lọc từ những con chồn còn sống ngoài tự nhiên. Khi lựa chọn ăn quả cà phê chúng sẽ lựa những quả ngon nhất, mùi vị hạo hạng nhất. Nên hạt cà phê chúng sản xuất ra cũng tuyệt đối thơm ngon. Giá của loại cà phê này khá đắt đỏ và khó kiếm trên thị trường.
Cafe chồn nuôi trang trại là nguồn cung cấp chính trên thị trường hiện nay. Chồn được nuôi và cho ăn cà phê có chủ đích. Chúng không được tự do lựa chọn loại hạt nên chất lượng sản xuất ra cũng kém hơn chồn tự do sống ngoài tự nhiên.
Bước 1: Lên men tự nhiên trong dạ dày chồn. Khi chồn ăn cà phê, dạ dày của nó sẽ chỉ tiêu hóa được phần thịt quả ngọt mềm. Phần hạt cà phê rắn sẽ không thể tiêu hóa được. Lúc này enzym trong dịch dạ dày sẽ tiết ra. Từ đó hạt cà phê được lên men tự nhiên nhờ lượng enzym này. Quá trình lên men sẽ thay đổi hương vị của hạt cà phê ban đầu.
Bước 2: Thu hoạch hạt cà phê từ phân chồn. Khi chồn thải ra hạt cà phê, người dân tiến hành thu thập lại chúng. Loại bỏ phần chất bẩn, rửa sạch hạt cà phê. Ở giai đoạn này, cần đảm bảo hạt cà phê đã được làm sạch tuyệt đối.
Bước 3: Phơi khô. Cũng giống như các cách chế biến khác, cà phê sau khi lên men sẽ được đem đi phơi khô. Hạt cà phê được phơi nắng tự nhiên hoặc sấy khô trong máy sấy chuyên dụng. Khi độ ẩm của hạt giảm xuống còn 10% đến 12,5% là đạt yêu cầu
Bước 4: Tiến hành tách vỏ trấu bao bọc bên ngoài hạt cà phê. Hạt cà phê trong quá trình đào thải từ dạ dày của chồn sẽ vẫn giữ nguyên vỏ trấu. Lớp vỏ trấu này có tác dụng chống cho hạt cà phê bên trong không nhiễm khuẩn. Quá trình tách vỏ trấu cũng đồng thời là việc lựa chọn, phân loại một lần nữa hạt cà phê trước khi rang
Bước 5: Rang cà phê. Hạt cà phê được đưa vào rang như các cách chế biến khác. Có thể lựa chọn nhiều cấp độ rang khác nhau. Tùy vào hương vị cà phê mong muốn thưởng thức.
Cà phê chồn là loại cà phê có hương vị thơm ngon, độc đáo. Nhưng hiện nay vì lợi nhuận mà loài chồn bị săn bắt trái phép để sản xuất cà phê. Bên cạnh đó, việc ép chồn ăn hạt quả liên tục cũng là hành vi ngược đãi động vật, không bảo vệ môi trường. Nên dần dần loại cà phê này không được khuyến khích sử dụng nữa.
Bình luận