Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Việt Nam là quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (chỉ đứng sau Brazil), sản lượng trung bình năm 2022 đạt ngưỡng hơn 1,84 triệu tấn. Việt Nam tự hào là đất nước có chất lượng cà phê cao, hương vị độc đáo cùng với cách pha chế cà phê đậm đà, hương vị quyến rũ, được khắp người dân trên thế giới ưa thích. Trên thế giới có 2 giống cà phê có giá trị thương mại chính là Arabica và giống Robusta. Vậy cà phê Việt Nam là Arabica hay Robusta? Hãy cùng DAIGAN tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Nước ta có đến 90% diện tích cà phê trồng giống cây Robusta, 9% là các giống và biến thể của Arabica, 1% còn lại là giống cà phê Mít (cà phê Cherry).
Giống cà phê Robusta lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ 19. Sau đó được người dân Việt nhân giống và gieo trồng với diện tích lớn. Cho đến năm 1991 104.000 tấn cà phê đầu tiên tại Việt Nam được xuất khẩu ra ngoài thế giới. Cho đến năm 2022, con số này đã tăng lên hơn 1,84 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu xuất khẩu Robusta trên toàn cầu. Trung bình sản lượng mỗi năm của Robusta gấp tới 25 lần sản lượng của Arabica.
Các hạt Robusta trội vị đắng đặc trưng, hậu vị ngọt béo, hương thơm quyến rũ. Hàm lượng caffeine trong mỗi hạt Robusta trung bình từ 2% đến 4%, vì thế đây được gọi là loại cà phê mạnh, mang đến cho người dùng sự tỉnh táo, kích thích khả năng tập trung làm việc. Không chỉ có vậy, việc canh tác Robusta tại Việt Nam cũng rất dễ dàng. Địa hình đồi núi Việt Nam phù hợp với trồng và phát triển giống Robusta, bên cạnh đó các giống Robusta cũng đều có khả năng chống chọi với sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh gỉ sét ở lá.
Arabica tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 9% trên tổng số diện tích trồng cà phê. Tuy rằng đây là hương vị cà phê hảo hạng, được cả thế giới ưa thích và có giá trị thương mại hơn Robusta nhưng tại Việt Nam sản lượng của Arabica lại ít hơn nhiều so với Robusta. Trong năm 2022 - 2023 đạt 41.500 tấn. Một trong những lý do khiến Arabica không được trồng nhiều tại nước ta đó là khả năng thích nghi với môi trường kém và sức chống chọi sâu bệnh không cao. Điều kiện thời tiết và khí hậu nước ta không toàn toàn thích hợp để giống cây này phát triển. Chỉ có một số vùng như Cầu Đất, Đà Lạt mới có độ cao thích hợp để canh tác Arabica. Các giống Arabica phổ biến ở nước ta gồm: Catimor, Bourbon, Moka.
Hương vị của Arabica là sự kết hợp hài hòa giữa vị chua thanh của hoa quả, hậu vị đắng và ngọt nhẹ, hương thơ quyến rũ. Arabica được ưa chuông nhất là ở phương Tây vì vị của loại cà phê này nhẹ nhàng, dễ uống. Hàm lượng caffeine chỉ từ 1% đến 2%, ít xảy ra hiện tượng say cà phê, phù hợp với phái nữ. Giống Arabica được trồng nhiều nhất tại Việt Nam là Catimor - đây là một biến thể khắc phục được các nhược điểm canh tác của Arabica. Khác với Bourbon và Moka khó chăm sóc, Catimor có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai tốt hơn, khả năng chống bệnh gỉ sét ở lá cao hơn.
Cà phê Cherry hay có tên gọi là cà phê Mít, là giống cà phê lâu đời tại Việt Nam, tuy nhiên giá trị kinh tế và xuất khẩu lại không lớn. Các giống cà phê mít có khả năng chịu đựng sâu bệnh rất tốt, khả năng chịu hạn cao, hầu như trong quá trình canh tác không phải chăm sóc hay tưới nước nhiều. Tuy nhiên hương vị của cà phê mít lại không quá quyến rũ và đậm cà, vị thiên chua và có vị hơi chát nên không được ưa chuộng bằng Arabica hay Robusta. Hiện nay, cà phê Mít được sử dụng để phối trộn với các hạt cà phê khác.
Với sản lượng xuất khẩu cà phê chỉ đứng thứ hai thế giới, cà phê Việt Nam được nhiều người biết đến và ưa thích sử dụng bởi hương vị thơm ngon và mùi vị đậm đà. Vậy khi nhắc đến cà phê Việt Nam người dùng thường nghĩ đến Arabica hay là Robusta?
Phần đông người nhắc đến cà phê Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến hương vị đậm đà của Robusta. Không giống với phương Tây, đa số người Việt ưa thích vị đậm của Robusta hơn và vị chua và ít đắng của Arabica. Hiện nay, để tăng chất lượng và hương vị độc đáo của cà phê Việt Nam mà các nhà pha chế đã tiến hành phối trộn bột hạt Arabica và Robusta lại với nhau theo tỷ lệ nhất định. Một số tỷ lệ thường được sử dụng như: 30% Arabica 70% Robusta, 20% Arabica 80% Robusta, 40% Arabica 60% Robusta
Cà phê Việt Nam đều là cả Arabica và Robusta, vì ở nước ta đều có canh tác và xuất khẩu 2 giống cây này. Mỗi một loại hạt cà phê đều có một hương vị đặc trưng riêng biệt mang đến cho người thưởng thức những tách cà phê thơm ngon nhất.
Bình luận