Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Trà Hoa Vàng được phát hiện chủ yếu tại Châu Á điển hình là tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và một số vùng tại Việt Nam như Quảng Ninh, Tam Đảo, Ba Vì, Bắc Giang, Đà Lạt,..Vốn là một loại trà quý được giới thượng lưu săn đón, các giống trà hoa vàng tại Việt Nam đang được chú trọng để bảo tồn và phát triển. Theo ước tính, ở nước ta có hơn 30 loài khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại Trà Hoa Vàng tại Việt Nam chia theo vùng và đặc điểm sinh trưởng của mỗi loài.
Trà Hoa Vàng hay còn gọi là Kim Hoa Trà có tên khoa học là Camellia. Đây là một loại thực vật hạt kín thuộc họ Theaceae. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chi Camellia có khoảng 350 loài, phân bổ ở vùng nhiệt đới Châu Á. Một số địa danh mà cây trà hoa vàng được phát hiện nhiều nhất là Quảng Tây (Trung Quốc) và miền Bắc Việt Nam. Theo các báo cáo, cơ hơn 30 loài khác nhau phân bổ ở các tỉnh nước ta.
Năm 1910, B. Balansa (một nhà thực vật học người Pháp) đã phát hiện ra mẫu trà có hoa vàng đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội). Các mẫu này về sau được đặt tên là Camellia tonkinensis. Sau đó các loại trà hoa vàng tiếp tục được tìm thấy ở một số địa phương khác trên dải đất Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn đó giống trà này không được nhiều người quan tâm.
Thời điểm sau đó, các giống khác của Trà hoa vàng cũng được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện nhiều ở tỉnh Quảng Tây. Họ đã có một bước tiến lớn trong việc tìm ra hơn 400 dưỡng chất quý hiếm và công dụng tuyệt vời của loại trà này. Thời điểm đó thương lái Trung Quốc sang Việt Nam để thu mua trà hoa vàng rất nhiều. Cộng với việc chưa nhận ra những giá trị của loài thực vật quý hiếm này nên người dân đã phá đi làm rẫy hay bán cho thương lái với giá rẻ. Do đó mà loài trà này ngày một trở nên khan hiếm.
Ngày nay, Trà hoa vàng được coi là một loài trà quý hiếm đang được thúc đẩy bảo tồn và phát triển để làm cảnh và thức uống mang nhiều giá trị.
Dưới đây là tổng hợp các loại trà hoa vàng nổi tiếng tại Việt Nam chia theo vùng dựa trên nghiên cứu “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA TRÀ HOA VÀNG TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên thực hiện cùng một số nguồn thông tin chính thống.
Nhắc đến Trà hoa vàng người ta thường nghĩ ngay đến Ba Chẽ, Quảng Ninh. Ba Chẽ là một trong những địa phương được phát hiện có loại trà quý này. Tuy nhiên, các cây trà hoa vàng tại đây đã bị chặt phá nghiêm trọng do các thương lái Trung Quốc qua mua theo kg hoa, lá và cả cây. Những cây còn sót lại trong tự nhiên khá ít và xấu. Nhận thấy tiềm năng một số đơn vị kinh doanh đã tái sinh các cây trà tại đây và phát triển lên thương hiệu Trà hoa vàng Ba Chẽ.
Trà hoa vàng Ba Chẽ mọc trong rừng thứ sinh đang phục hồi có tán che 0,55 đến 0,6,chiều cao trung bình của rừng là 10 mét, gần các khe suối. Mật độ trung bình ước tính là 223 cây/ha. Các cây trà có chiều cao trung bình là 1,49m, đường kính gốc trung bình là 1,56cm.
Vĩnh Phúc cũng là một trong những tỉnh được coi là xứ sở của Trà hoa vàng. Tại đây các cây trà tự nhiên mọc nhiều trên núi Tam Đảo. Trà hoa vàng tại đây thuộc các dòng chính là Camellia tamdaoensis và Camellia petelotii. Thời điểm ra hoa và thu hoạch từ khoảng tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Các cây trà thường sinh trưởng ở thung lũng ven khe suối. Chiều cao trung bình của rừng là 12m, độ tàn che trung bình là 0,69. Loài này phân bố ở độ cao 900 - 1100 m ở thung lũng ẩm trong rừng thường xanh.
Những năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế cao của loài trà này mà nhiều hộ dân đã nhân giống và trồng tại vườn, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, quý hiếm và đem lại giá trị kinh tế khổng lồ.
Trước đây, người dân đi rừng bắt gặp cây Trà Hoa Vàng Ba Vì rất nhiều. Cũng giống như Trà hoa vàng Ba Chẽ và Tao Đảo thì các cây trà ở đây cũng mọc ven các khe suối. Mùa nở hoa của cây trà vàng Ba Vì là vào mùa đông. Tuy nhiên do số lượng chặt phá để đem bán và kinh doanh cây trà ngày càng nhiều nên số lượng giảm đáng kể. Trà hoa vàng Ba Vì hiện nay đang được đưa vào danh sách bảo tồn và tái sinh.
Trà hoa vàng ở Ba Vì là cây gỗ nhỏ, cao 3-5m, mọc rải rác trong rừng. Thân tròn, thẳng, có màu trắng nhờ, cành non và ngọn non có màu nâu đỏ. Cây sinh trưởng thường xuyên nhưng tốc độ chậm, có rễ cọc to và dài, ăn sâu.
Ngoài các loại trà hoa vàng kể trên, tại Việt Nam còn một số địa phương có phát hiện loại cây hoa trà quý hiếm này như:
Trà hoa vàng của Daigan được nuôi dưỡng tại nơi có thổ nhưỡng màu mỡ gần núi lửa Chư Đăng Ya, Gia Lai. Từng bông trà hoa vàng được ươm mầm bởi tro tàn của núi lửa, bồi đắp nên hương vị của đại ngàn hoà quyện vào từng sản phẩm.
Với niềm đam mê dành cho cây trồng và thảo dược của Việt Nam và sự mong muốn được mang lại các sản phẩm thảo dược chất lượng của Việt Nam cho người Việt sử dụng, Daigan đã dành nhiều thời gian cho việc thử nghiệm chất lượng của sản phẩm được trồng tại vùng đất Gia Lai và kết hợp với nhóm nghiên cứu khoa học của đại học y dược TP Hồ Chí Minh để nghiên cứu về sản phẩm Trà hoa vàng được trồng thành công tại vùng nguyên liệu cho ra kết quả ngoài sự mong đợi.
Để các sản phẩm Trà hoa vàng và Thảo dược đạt được chất lượng, Daigan hợp tác với các nghệ nhân đầu ngành để đưa ra các công thức chế biến độc quyền, tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm. Trà hoa vàng của Daigan được sấy bằng công nghệ sấy thăng hoa trong 29 tiếng để đảm bảo hoa giữ được nguyên màu sắc, hương vị và 99% tinh chất tinh tuý trong hoa.
Bình luận