Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê là một giống cây công nghiệp lâu năm mang lại giá trị cao về kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hai loại giống cà phê phổ biến trên thế giới đó là Arabica và Robusta. Tại Việt Nam ngoài Arabica và Robusta thì còn có thêm một giống cà phê khác là “Cà phê Mít”. Trải qua lịch sử hàng trăm năm canh tác và phát triển, hiện nay Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới. Trong đó, diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên chiếm đến 91,2 diện tích tổng. Vậy vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên? Hãy cùng DAIGAN đi giải đáp câu hỏi này nhé.
Vào thời điểm hiện tại, tổng diện tích cà phê ở nước ta khoảng hơn 710.000 ha, với sản lượng trung bình hàng năm hơn 1,84 tấn. Trong đó giống cây cà phê được ưu tiên phát triển nhất là Robusta, chiếm đến 90% diện tích trồng cà phê trên toàn quốc, Arabica và các giống lai của nó chiếm 9%, cà phê Mít chiếm khoảng 1%. Cà phê được phân bố và canh tác khắp chiều dài đất nước, tập trung chủ yếu ở ba khu vực: Tây Nguyên, Tây Bắc và Trung Bộ.
Giống cây cà phê được canh tác chủ yếu tại Tây Bắc là Arabica, các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đã có lịch sử hơn 100 năm trồng giống cây này. Arabica được canh tác và phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh: Sơn La, Mộc Châu, Điện Biên. Tuy rằng Tây Bắc chưa phải là vùng trồng nhiều cà phê ở nước ta, nhưng đây lại là nơi cung cấp phần lớn hạt Arabica. Khí hậu và thổ nhưỡng vùng Tây Bắc cho ra những hạt Arabica mang mùi hương thơm lừng, quyến rũ, chất lượng hảo hạng.
Trung Bộ là tỉnh trồng cà phê nổi tiếng của nước ta với 2 khu vực chính là Quảng Trị và Nghệ An. Chắc hẳn những ai đam mê hương vị cà phê quyến rũ cũng đã từng nghe qua và biết đến cà phê Khe Sanh (Quảng Trị). Trung Bộ là nơi có vị trí địa lý cũng như thổ nhưỡng thích hợp trồng Arabica và các giống biến thể của Arabica. Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở đây là Catimor và một số chủng lai giữa Arabica và Robusta.
Tây Nguyên là vùng trồng cà phê nhiều nhất ở nước ta với sản lượng hàng năm chiếm khoảng 93,2% sản lượng toàn quốc. Chủ yếu sản lượng cà phê Tây Nguyên tập trung ở 4 tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai. Trong đó Đăk Lăk là tỉnh có mật độ trồng Robusta cao nhất cả nước với thành phố Buôn Mê Thuột được coi là vựa cà phê hảo hạng không chỉ trong nước mà còn cả trên thế giới. Lâm Đồng là tỉnh duy nhất tại Tây Nguyên trồng nhiều Arabica. Do đặc điểm vị trí địa lý với nhiều đồi dốc thoải từ 1500m đã giúp cho giống cây cà phê này phát triển.
So với các khu vực khác thì Tây Nguyên lại là nơi có sản lượng cà phê cao nhất cả nước. Vậy Tây Nguyên có những đặc điểm gì để có thể canh tác và phát triển tốt các giống cà phê? Ban đầu khi cây cà phê được người Pháp đưa vào nước ta, đã chọn ngay Đăk Lăk làm nơi trồng chính, sau đó phát triển ra khắp khu vực trên toàn quốc. Nhưng sau một thời gian nuôi trồng, phát triển người ta nhận ra rằng, các cây cà phê đặc biệt là
Robusta khi được trồng ở các vùng khác đã không thể phát triển tốt và cho ra sản lượng cao. Điều này đến từ vị trí địa lý, thổ nhưỡng và khí hậu của Tây Nguyên cực kì hợp để canh tác các giống cà phê.
Khí hậu Tây Nguyên là khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới nóng ẩm được chia ra làm hai mùa mưa và khô rõ rệt. Đây là môi trường khí hậu tốt nhất để cây cà phê phát triển, nhất là giống Robusta. Độ ẩm không khí của Tây Nguyên cao, lượng mưa không quá lớn vì thế ngăn chặn được sự phát triển của các loài sâu bọ đặc biệt là sâu đục lá, thân. Ngày và đêm có nhiệt độ chênh lệch lớn, nắng gắt vào ban ngày và se lạnh vào ban đêm, thích hợp để cây sinh trưởng tốt, hương vị thơm ngon hơn các vùng khác.
Vùng núi của của các tỉnh trồng cà phê ở Tây Nguyên nhất là Đăk Lắk có độ cao tầm 800m so với mực nước biển - đáp ứng được điều kiện trồng Robusta. Tây Nguyên là vùng đất có đến 80% là đất đỏ bazan đầy màu mỡ, chứa nhiều chất dinh dưỡng để phát triển các cây công nghiệp lâu năm như cà phê.
Nguồn nhân lực: Tại Tây Nguyên người dân lao động chính là dựa vào canh tác, chăm sóc các cây công nghiệp lâu năm như chè, tiêu, hồ, cà phê, … Chính vì thế nguồn nhân lực rất dồi dào, và đã có kinh nghiệm chăm sóc cây trồng.
Cơ sở vật chất: Bởi vì được lựa chọn là nơi phát triển các giống cà phê từ rất sớm (giống Arabica lần đầu tiên được trồng ở Đắk Lắk) nên Tây Nguyên có đà phát triển kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng, thu hoạch hơn các vùng khác.
Xét về mọi khía cạnh từ điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu, lượng mưa, độ cao đến các điều kiện về kinh tế - xã hội thì Tây Nguyên hoàn toàn phù hợp được chọn làm thủ phủ trồng cà phê của nước ta. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã giải đáp được câu hỏi “vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên”
Bình luận