Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Trà hoa vàng được biết tới là “Nữ hoàng các loại trà”, là loại trà quý hiếm với rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Thành phần của cây trà hoa vàng sử dụng nhiều nhất phải kể tới những bông hoa vàng óng ả. Những bông hoa mang nhiều đặc tính dược học, được chế biến thành nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác nhau. Trên thực tế, phần lá trà hoa vàng cũng sở hữu những đặc tính dược học không kém gì phần hoa. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Lá trà hoa vàng có uống được không?”, cũng như chỉ ra những lợi ích tuyệt vời của lá trà hoa vàng.
Lá trà hoa vàng là thành phần được thu hoạch từ cây trà hoa vàng quý hiếm. Lá trà hoa vàng thông thường có màu xanh đậm, với phiến thuôn và dài khoảng 11-14cm. Chiều rộng lá khoảng 4-5cm, với phần mép có răng cưa nhỏ. Bề mặt lá mềm và không có lông. Cuống lá có chiều dài khoảng 6-7mm.
Về đặc tính dược học, lá từ cây trà hoa vàng có chứa lượng hoạt chất gần như tương đương với phần hoa. Trong khoảng 400 hoạt chất thì có khoảng 33,8% là hoạt chất chống ung thư. Trong khi chỉ cần đạt tới ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Ngoài ra, lá trà hoa vàng chứa số lượng lớn các chất chống oxy hóa như saponin, selenium, vitamin C, E và các khoáng chất khác.
Việc sở hữu nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nhưng đó chưa phải là lý do để khẳng định lá trà hoa vàng có thể uống. Bởi các hoạt chất trong lá trà có thể bị thay đổi cấu trúc tùy theo cách chế biến. Chính vì thế mà nó vừa có thể có lợi, và vừa có thể có hại.
Trên thực tế, trà hoa vàng là giống cây thuộc họ chè. Đó là họ những loài cây tập trung sử dụng phần lá để chế biến thành trà. Chính vì thế gần như chắc chắn, lá từ cây trà hoa vàng cũng có thể thông qua cách điều chế này để trở thành thức uống. Không những thế, tương tự như phần hoa thì lá trà hoa vàng cũng có thể chế biến thành rượu.
Vì vậy, đáp án cho thắc mắc “Lá trà hoa vàng có uống được không” chính là CÓ.
Không chỉ thế, việc sử dụng lá trà tươi hay khô đều đem lại những giá trị lợi ích sức khỏe tương đồng. Tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm mà trà hoa vàng khó có thể mở rộng vùng trồng. Do đó, việc sử dụng lá trà hoa vàng đã qua xử lý nhiệt là hình thức phổ biến nhất.
Thông qua quá trình pha chế, những hoạt chất tốt trong lá trà hoa vàng được đẩy toàn bộ ra thành nước uống. Chính vì thế, đồ uống từ lá trà hoa vàng vẫn giữ nguyên những công dụng của lá trà hoa vàng. Bao gồm:
Lá trà hoa vàng không chỉ được sấy khô để sử dụng như một loại trà. Nó còn được sử dụng để ngâm thành rượu hoa trà nổi tiếng. Dưới đây là một số cách thức cơ bản để pha chế thức uống từ lá trà hoa vàng ngay tại nhà.
Nếu sử dụng lá trà hoa vàng để pha trà, bạn có thể sử dụng cả lá trà tươi và trà khô. Về cơ bản thì quy trình pha của 2 loại đều gần tương tự như nhau.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ. Rửa sạch ấm trà và tách trà, sau đó tráng bằng nước nóng để làm nóng dụng cụ. Nếu sử dụng lá trà tươi, hãy rửa sạch và để ráo.
Bước 2: Đong trà. Tùy thuộc vào sở thích, bạn có thể sử dụng nhiều lá trà hoa vàng hơn nếu thích uống đậm, hoặc ngược lại.
Bước 3: Tráng trà. Cho phần trà khô/lá trà tươi vào dụng cụ pha, sau đó thêm một ít nước nóng, lắc đều và đổ phần nước đi. Bước này được thực hiện để đánh thức lá trà. Với trà khô thì thời gian tráng trà sẽ lâu hơn trà tươi khoảng 30 giây.
Bước 4: Pha trà. Sau khi tráng trà, rót nước nóng vào đầy ấm và ngâm trà. Thông thường thời gian ngâm với trà khô sẽ trong khoảng 1-2 phút. Với trà tươi thì lại lâu hơn, thời gian ngâm trà có thể lên tới 10 phút.
Sau thời gian ngâm là bạn đã có thể thưởng thức trà trực tiếp ngay khi còn nóng.
Hoặc nếu để phục vụ mục đích khác như ngâm/rửa, bạn có thể đợi cho nước trà nguội hoặc pha loãng để tiện sử dụng.
Thông thường, việc ngâm rượu sẽ ưu tiên sử dụng lá trà tươi. Một quy trình ngâm rượu từ lá trà hoa vàng cơ bản gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Lá trà hoa vàng tươi rửa sạch và để ráo. Bình/chum/vại đựng rượu cũng được rửa sạch và tráng qua nước nóng. Rượu được chuẩn bị sẽ là loại rượu gạo ngâm men lá, có độ cồn từ 35-40 độ.
Bước 2: Tiến hành ngâm. Có thể cho trực tiếp lá vào trong bình/chum/vại, hoặc nếu lá quá lớn có thể cắt nhỏ để rượu dễ ngấm. Sau đó đổ rượu vào bình sao cho ngập phần lá. Sau đó đậy nắp bình thật kín và để ở vị trí râm mát.
Bước 3: Thưởng thức. Sau khoảng 5-6 tháng ngâm là bạn đã có thể thưởng thức rượu lá trà hoa vàng. Tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng sử dụng hàng ngày, thường là 2 chén nhỏ.
Câu hỏi “Lá trà hoa vàng có uống được không” đã có câu trả lời. Đó là không chỉ uống được, lá trà hoa vàng còn có thể chế biến thành nhiều loại đồ uống khác nhau. Đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn trong quá trình tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
Bình luận