Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê là loại cây trồng lâu năm cho giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Tuy nhiên để canh tác và chăm sóc loại cây này là điều không phải ai cũng làm được. Cần phải có rất nhiều kỹ thuật để nuôi dưỡng một cây cà phê từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Một trong những kỹ thuật đó là cắt tỉa cành cà phê. Tỉa cành cà phê là hoạt động không thể thiếu để giúp cây tăng năng suất và nuôi cây khoẻ mạnh. Hãy cùng DAIGAN tìm hiểu các tỉa cành cà phê sau thu hoạch đúng kỹ thuật nhất nhé.
Tỉa cành cà phê là hành động loại bỏ các cành, chồi, quả, hoa, lá có chọn lọc sau khi đã thu hoạch sau. Nhằm mục đích kiểm soát được kích thước và diện tích tán xoè ra. Giúp cây tập trung dinh dưỡng để phát triển hoa vào mùa vụ sau. Từ đó hỗ trợ việc tăng năng suất. Đồng thời giúp cây phòng ngừa sâu bệnh như gỉ sắt và sâu đục cành. Tỉa cành là hoạt động mà bất cứ đồn điền cà phê nào cũng cần thực hiện sau khi thu hoạch xong. Cũng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ năng suất mùa sau.
Các cành cà phê sau khi thu hoạch là các cành già, đã dùng hết các chất dinh dưỡng để nuôi quả vào mùa vụ đó. Vì vậy, tới mùa vụ sau, các cành này sẽ chậm phát triển hơn. Bên cạnh đó, quả cà phê thường có xu hướng sinh trưởng trên các cành mới. Vì vậy cành, lá và hoa cũ sẽ không có giá trị gì cho mùa sau. Đồng thời gây cản trở ánh sáng cho chồi non mới mọc. Cây không thể tập trung chất dinh dưỡng tối đa cho cành non. Cắt tỉa kịp thời các cành này giúp cây tập trung phát triển và cho ra năng suất đều nhau và có thể cao hơn các vụ trước đó.
Thông thường trong một năm sẽ có hai đợt cắt tỉa cành. Chia làm hai giai đoạn như sau:
Một số cách tỉa cành sau thu hoạch mang lại hiệu quả tốt nhất
Tỉa ngọn là biện pháp tiến hành cắt đi phần ngọn của cây hoàn toàn. Ngọn được cắt đi sẽ tính từ gốc lên từ 1.5m đến 1.8m. Việc cắt ngọn sẽ giúp kiểm soát chiều cao của cây. Dễ dàng cho hoạt động thu hoạch. Phương pháp cắt tỉa này thường được áp dụng cho cây Arabica. Cắt tỉa ngọt là kỹ thuật khá đơn giản. Nhà vườn chỉ cần loại bỏ cành thừa ở ngọn, cành già và các cành mang trái ở vụ cũ. Tỉa ngọn sẽ giúp cây Arabica tiếp tục phát triển cho ra các cành non thứ cấp. Thúc đẩy gia tăng sản lượng.
Cắt cây là biện pháp cắt hoàn toàn cây chỉ giữ lại phần gốc sau thu hoạch. Việc cắt cây này sẽ chấp nhận không có sản lượng trong năm tiếp theo. Thay vào đó là tập trung nuôi dưỡng các cành non, chồi non của cây. Sản lượng cây sẽ được tính vào năm tiếp sau đó. Tuy rằng bỏ sản lượng ở năm tiếp theo, nhưng các năm sau đó sản lượng cây sẽ tăng lên đáng kể. Trong đồn điền có thể tiến hành cắt cây hàng loạt hoặc cắt cây xen kẽ theo hàng. Chu kỳ cắt cây diễn ra từ 3 đến 4 năm một lần. Hoặc 2 năm một lần theo chu kỳ 6 năm lặp lại.
Cắt tạo hình tán cây mới là phương pháp khó nhất trong ba cách tỉa cành cà phê sau khi thu hoạch. Phương pháp này yêu cầu cắt toàn bộ hoặc một phần các cành mang trái hoặc hoa của mùa trước. Cắt sát vào thân cây. Chú ý cắt sao cho cây thành hình nón cụt, trên nhỏ, dưới xoè. Thông thường sẽ chừa lại phía trên các cành dài khoảng 30cm, và phía dưới các cành dài khoảng 50cm. Các cành này sau khi chăm sóc sẽ phát triển thành các cành thứ cấp mới. Cho năng suất quả cà phê cao hơn.
Xác định phương pháp phù hợp với từng loại cây và phù hợp với điều kiện canh tác của vườn cà phê.
Sau khi cắt tỉa cần tập trung tối đa vào việc chăm sóc cây. Chăm tưới nước, bón phân để cây có nhiều chất dinh dưỡng nhất nuôi cành. Thường xuyên bắt sâu bệnh, loại bỏ các cành sâu bệnh nặng để không lan ra toàn thân cây.
Chú ý cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch đúng kỹ thuật sẽ giúp nâng cao năng suất cho vườn cà phê của nhà vườn. Đây là bước không thể thiếu nếu muốn có một mùa vụ cà phê bội thu.
Bình luận