Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Trà thảo mộc được biết tới là loại thức uống có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ưu điểm vượt trội của trà thảo mộc đó chính là các thành phần đều có sẵn trong tự nhiên và không chứa cafein. Chính vì thế, bất kỳ ai hay bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể sử dụng trà thảo mộc mỗi ngày. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ tìm hiểu về các thành phần trà thảo mộc và khám phá đặc tính của từng loại nhé!
Trà thảo mộc còn có tên gọi khác là trà thảo dược, là loại trà kết hợp sử dụng lá trà với các loại thảo dược tự nhiên. Về sau này khi trà thảo mộc dần trở nên phổ biến hơn, nhiều người chỉ sử dụng phần “thảo dược” để pha trà uống mà không cần tới lá trà.
Thành phần trà thảo mộc thường sử dụng các bộ phận như lá, thân, cành, hoa, nụ, quả, hạt và rễ cây. Những thành phần này có thể được sử ở dạng tươi hoặc dạng khô. Đối với dạng khô, các thành phần sẽ được đem đi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ từ 40 - 60 độ C. Các thành phần trà thảo mộc có thể được giữ nguyên hoặc cắt lát, băm nhỏ hay nghiền nhuyễn để phù hợp với mục đích sử dụng.
Các thành phần trà thảo mộc có thể sử dụng đơn lẻ hoặc trộn lẫn cùng với nhau để tạo thành thức uống tổng hợp. Điều này có thể khiến hương vị trà trở nên phong phú hơn, đồng thời đem lại nhiều giá trị sức khỏe cùng một lúc. Tuy nhiên, không nên tự ý kết hợp các thành phần trà thảo mộc mà không có thông tin khoa học cụ thể. Bởi khi sử dụng đơn lẻ thì đó là thức uống lành tính, nhưng khi kết hợp là tạo thành các hợp chất có hại cho cơ thể.
Hoa cúc là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae) và có rất nhiều giống hoa khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có hoa cúc La Mã và hoa cúc Chamomile được sử dụng làm thành phần trà thảo mộc. Đây là 2 giống cúc trắng cánh nhỏ, có mùi thơm nhẹ dễ chịu.
Thông qua một số nghiên cứu, người ta phát hiện hoa cúc La Mã và hoa cúc Chamomile có chứa lượng lớn các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Có thể kể tới một số chất như: apigenin (một loại flavonoid), bisabolol, chamazulene. Ngoài ra, hoa cúc còn chứa tanin và coumarin, là 2 thành phần có công dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Các thành phần này đã giúp trà thảo mộc có thành phần là hoa cúc có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Tác dụng nổi bật nhất của trà hoa cúc và được nhiều người biết tới nhất đó là là cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần chống oxy hóa và chống viêm còn giúp chặn gốc tự do phát triển và gây tổn thương các tế bào. Từ đó giúp giảm đau, ngăn ngừa lão hóa và ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cho dù mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe, không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng trà hoa cúc. Bởi dù là hoa cúc tươi hay đã qua sấy khô, toàn bộ phần nhụy chứa phấn hoa vẫn được giữ lại. Vì vậy, những ai bị dị ứng phấn hoa không nên sử dụng trà hoa cúc.
Hoa atiso cũng là một loại thực vật thường xuyên được sử dụng để làm thành phần của trà thảo mộc. Thực tế, hoa atiso có tới 2 loại là atiso xanh (thuộc họ Asteraceae) và atiso đỏ (thuộc họ Malvaceae và có tên gọi khác là hibiscus hay hoa bụp giấm). Cả 2 loại hoa atiso đều thông qua quá trình du nhập và trở thành giống cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
Tuy có sự khác nhau về họ cây trồng, 2 loại hoa atiso vẫn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm giống nhau. Có thể kể tên một số thành phần như: cynarin, silymarin, inulin, polyphenols. Ngoài ra, hoa atiso đỏ còn chứa thành phần anthocyanins, là một hợp chất tạo màu tím đỏ đặc trưng. Chính vì thế, nhiều người yêu thích trà atiso không chỉ vì hương vị thơm ngon mà bởi loại trà này còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
Đầu tiên phải kể đến tác dụng hỗ trợ chức năng gan và hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể. Tiếp đó, trà atiso còn giúp tăng tiết mật, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa và giảm tình trạng khó tiêu. Đặc biệt, hoạt chất trong hoa atiso còn giúp hạ mức cholesterol xấu trong máu và ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, người mắc bệnh về túi mật khi sử dụng trà atiso có thể gây tiết mật quá mức. Ngoài ra, người huyết áp thấp cũng không nên sử dụng hoa atiso để làm trà bởi có thể làm giảm huyết áp.
Nhân sâm được biết tới là một thành phần dược liệu quý hiếm, được sử dụng để hồi phục hồi nguyên khí và cải thiện sức khỏe. Phần rễ và củ của cây nhân sâm sau khi được hấp và sấy ở nhiệt độ cao thì được gọi là hồng sâm và được sử dụng như một thành phần trà thảo mộc.
Theo nghiên cứu, nhân sâm sau khi chế biến thành hồng sâm đã làm tăng hàm lượng các thành phần dược học. Đặc biệt là thành phần đại bổ Ginsenosides Rh2, Rg3 trong hồng sâm có tác dụng mạnh hơn so với ginsenosides trong nhân sâm. Ngoài ra, hồng sâm sau khi hấp sấy còn chứa chất chống oxy hóa mới là antioxidants. Chất này có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào.
Ngoài tác dụng đại bổ nguyên khí, trà hồng sâm với lượng ginsenosides Rg3 lớn còn có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sử dụng hồng sâm như một thành phần trà thảo mộc và sử dụng hàng ngày còn có tác dụng thải độc, cải thiện chức năng gan và tăng cường sinh lý.
Khác với gạo trắng thông thường, gạo lứt là loại gạo chỉ trải qua quá trình tách vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài. Chính vì thế loại gạo này được đánh giá là chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Người ta tìm thấy trong gạo lứt lượng lớn các loại vitamin B, bao gồm: B1, B3, B6. Đây là những loại vitamin giúp chuyển hóa năng lượng và duy trì các chức năng thần kinh.
Bên cạnh đó, gạo lứt có lượng chất xơ cao hơn lượng tinh bột và đường. Từ đó giúp cải thiện tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, một số chất chống oxy hóa như acid phytic, phenol và flavonoid cũng có trong thành phần gạo lứt. Qua đó giúp ngăn chặn sự tổn thương của các tế bào do gốc tự do gây ra.
Nhờ những tác dụng đặc biệt, gạo lứt là một lựa chọn hoàn hảo để làm thành phần trà thảo mộc. Không chỉ là một loại trà thảo mộc riêng lẻ, gạo lứt có thể kết hợp với các loại thảo mộc khác để tăng cường công dụng chăm sóc sức khỏe.
Cà gai leo là một giống thực vật họ Cà (Solanaceae), đồng thời cũng là một thành phần trà thảo mộc khá phổ biến. Trà thảo mộc được làm từ thành phần cà gai leo được biết tới là loại đồ uống đại bổ cho gan.
Nguyên nhân là do các nhà khoa học đã phát hiện cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm. Bao gồm: glycoalkaloid, flavonoid, saponin và các hợp chất phenolic. Những thành phần này có tác dụng cực lớn đối với chức năng gan. Cụ thể, cà gai leo có thể giúp giảm tổn thương gan, ức chế sự phát triển của xơ gan. Đồng thời hỗ trợ quá trình thải độc gan và thanh lọc cơ thể.
Bên cạnh đó, nhờ các hoạt chất chống viêm ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể. Từ đó giúp giảm đau và ngăn ngừa viêm khớp các hiệu quả.
Trà thảo mộc không chỉ hấp dẫn người dùng bởi những giá trị sức khỏe mà còn vì hương vị đa dạng được tạo bởi nhiều thành phần trà thảo mộc phong phú. Chính vì thế, hãy lựa chọn những thành phần có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời tìm hiểu về cách kết hợp các thành phần để có được những ly trà thảo mộc thơm ngon và bổ dưỡng nhất.
Bình luận