Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Khám phá kỹ thuật sử dụng phân bón cà phê cho năng suất cao nhất

Phân bón là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình chăm sóc cây trồng. Đặc biệt là đối với cây trồng lâu năm như cà phê thì lại càng không thể thiếu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành công nghiệp phân bón cũng trở nên cực kỳ phát triển. Từ đó cho ra tạo ra sự đa dạng và phong phú trên thị trường này. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ tìm hiểu về các loại phân bón cà phê phổ biến, công dụng của từng loại và kỹ thuật sử dụng một cách hiệu quả.

Các loại phân bón cà phê và Công dụng

Phân hữu cơ

  • Phân hữu cơ là loại phân bón cà phê có nguồn gốc tự nhiên. Dưới đây là một số loại phân bón hữu cơ phổ biến cho cây cà phê
  • Phân chuồng hoai mục: Là loại phân bón hữu cơ phổ biến được sản xuất từ chất thải động vật. Bao gồm: phân bò, phân lợn hoặc phân gia cầm. 
  • Phân compost: Sử dụng các chất hữu cơ đã được phân hủy và tái chế thành một loại phân bón để cải tạo đất.
  • Phân đạm cá: Tên gọi khác là đạm cá hoặc dịch đạm cá. Đây là loại phân bón hữu cơ được sản xuất bằng cách ủ lên men các bộ phận từ cá. 
  • Phân vi sinh: Được sản xuất từ vi khuẩn hoặc vi sinh vật có ích.

Công dụng:

  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng
  • Làm cho tầng sinh vật trong đất trở nên phát triển
  • Cải tạo và tăng cường độ phì nhiêu cho đất, giúp đất tơi xốp và giữ ẩm tốt
  • Kích thích ra hoa, đậu quả và tăng năng suất,
  • Nâng cao chất lượng hạt cà phê
  • Tăng cường sức đề kháng, giúp cây cà phê phát triển khỏe mạnh
  • An toàn với với cây trồng và hệ sinh thái

Phân lân

Là loại phân bón cung cấp chất dinh dưỡng đa lượng lân, chủ yếu là nguyên tố phốt pho. Hiện nay trên thị trường phổ biến những loại phân lân sau:

  • Lân nung chảy: Là phân lân ở dạng đơn và phổ biến nhất bởi giá thành rẻ và dễ sử dụng. Đặc điểm của loại lân này là có thể trở thành dạng lỏng khi nhiệt độ tăng. Qua đó cây dễ dàng hấp thụ hơn.
  • Phân lân vi sinh: Cũng là phân lân đơn, được sản xuất từ chất thải hữu cơ và vi sinh vật có ích.
  • Super lân: Là một loại phân lân ở dạng đơn, nhưng có hàm lượng phốt pho cao nhất. Qua đó bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cà phê. 
  • Phân lân hữu cơ: Bao gồm phân chuồng ủ hoai mục, phân compost. Phân lân ở dạng này giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây một cách từ từ, bền vững và an toàn. 

Công dụng:

  • Cải thiện cấu trúc đất và kích thích hệ vi sinh vật trong đất phát triển
  • Sử dụng để bón lót vào giai đoạn đầu sinh trưởng để kích thích phát triển bộ rễ
  • Sử dụng để bón thúc để kích thích đậu quả, giúp nâng cao năng suất
  • Nâng cao chất lượng
  • Giúp cây hồi phục sau khi bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh
  • Tăng sức đề kháng trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt

Phân kali

Là loại phân bón cung cấp nguyên tố đa lượng Kali cho cây cà phê. Các loại phân kali phổ biến:

  • Kali Clorua (KCl): Là loại phổ biến nhất với giá thành rẻ và dễ sử dụng.
  • Kali Sunphat (K2SO4): Ít tan trong nước, ít gây hại cho đất và phù hợp với nhiều loại đất
  • Kali Nitrat (KNO3): Cung cấp cả Kali và Nitrat cho cây cà phê
  • Kali Magie (K2SO4.MgSO4): Cung cấp đồng thời cả Kali và Magie
  • Phân Kali hữu cơ - Kali Humate: Tập trung cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cà phê.

Công dụng:

  • Kích thích sinh trưởng
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Nâng cao năng suất, chất lượng
  • Giúp cây chắc khỏe, chống đổ ngã

Phân NPK

Đây là loại phân hóa học tổng hợp chứa 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P và K. Việc phân loại phân NPK dựa theo tỷ lệ kết hợp của các thành phần dinh dưỡng. Điều này sẽ quyết định độ phù hợp của từng loại đối với từng giai đoạn phát triển của cà phê. Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại phân NPK với tỷ lệ: 16-16-8, 18-14-7, 15-9-20, 25-9-9, 7-14-30.

Công dụng:

  • Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây cà phê, giúp cây phát triển toàn diện
  • Tăng năng suất và chất lượng.
  • Tăng cường sức đề kháng để chống chịu với sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.

Phân vi lượng

Là loại phân bón cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây ngoài N, P và K. Các chất dinh dưỡng này thường có hàm lượng thấp dưới 0,1%.  Bổ sung các khoáng chất vi lượng như sắt, magie, kẽm... giúp cải thiện sức khỏe và năng suất của cây cà phê.

Công dụng:

  • Kích thích sinh trưởng và phát triển
  • Tăng năng suất và nâng cao chất lượng
  • Tăng cường sức đề kháng

Kỹ thuật sử dụng phân bón cà phê

Kỹ thuật sử dụng phân bón cà phê thường xoay quanh các vấn đề liên quan đến thời điểm bón phân, lượng phân bón sử dụng và cách bón phân. Sau đây là một số gợi ý cơ bản:

  • Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê dựa trên loại đất và điều kiện thời tiết.
  • Chọn lựa loại phân bón phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê và quy mô sản xuất.
  • Tính toán lượng phân bón sử dụng dựa theo gợi ý của nhà sản xuất, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây
  • Phân bố phân bón đều và kỹ lưỡng trên toàn bộ khu vực trồng cây cà phê.
  • Thời điểm sử dụng được tính toán dựa trên từng giai đoạn phát triển của cây

Với những thông tin gợi ý phía trên, bạn đã có được những kiến thức cơ bản về phân bón cà phê. Từ đó hỗ trợ quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cây cà phê được dễ dàng và hiệu quả hơn.
 

Bình luận