Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê Robusta được biết đến là loại cà phê mạnh mẽ với vị đắng đặc trưng cùng với hàm lượng caffeine cao (từ 2% đến 4%). Trên thị trường toàn cầu có khoảng 40% lượng cà phê Robusta được sản xuất và bán ra thị trường. Trong đó Việt Nam là quốc gia xếp thứ nhất về sản lượng xuất khẩu Robusta. Với đặc tính dễ thích ứng với môi trường và chống chọi sâu bệnh cao, hiện nay Robusta đang được đẩy mạnh sản xuất và tích cực lai phối giống để cho ra những hạt cà phê hạo hạng, thơm ngon hơn.
Robusta có tên khoa học là Coffea Canephora, là một trong 131 loài thuộc chi Coffea trên toàn thế giới. Không giống như Arabica cần các điều kiện chính xác về độ cao, vùng khí hậu và lượng mưa để phát triển, các giống cây Robusta “dễ chịu” hơn, có thể phát triển được ở những vùng có khí hậu nóng ẩm hơn, sống được ở độ cao thấp từ 200m đến 800m so với mực nước biển và thường ít phải chăm bón hơn và ít phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ hơn.
Đây cũng là lý do cà phê Robusta chiếm 90% sản lượng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, giống Robusta thường có năng suất cao hơn, hàm lượng caffeine cao (từ 2% đến 4%), hàm lượng chất rắn hòa tan cao và khả năng chịu đựng sâu bệnh mạnh mẽ.
Tuy rằng Robusta dễ nuôi trồng và canh tác nhưng nó cũng có một số đặc điểm khó thích nghi với môi trường. Theo nghiên cứu cho rằng, khi canh tác ở vùng khí hậu nóng, nhiệt độ thường xuyên trên 20,5 độ C sẽ ảnh hưởng đến sản lượng Robusta. Một số giống Robusta yếu cũng có thể dễ mắc các bệnh như gỉ sắt ở lá, sâu đục quả, sâu đục lá, tuyến trùng, …
Tên khoa học đầy đủ của loài cây Robusta là: Coffea canephora Pierre ex A. Froehner. Giống cây này được phát hiển trong các khu rừng ẩm thấp ở Châu Phi, phát triển đa dạng hình thức và nhiều kiểu sinh thái khác nhau. Phân bố tự nhiên trải rộng từ Guinea đến Uganda và Angola. Trước đây, người ta nhận định rằng Robusta là một giống anh/em xấu xí của Arabica, nhưng nghiên cứu khoa học mới nhất đã cho ra kết quả rằng: Robusta là đời bố mẹ của Arabica. Arabica là phép lai giữa Coffea canephora và Coffea eugenioides tại khu vực miền Nam Sudan.
Trong tự nhiên, cây cà phê Robusta được tìm thấy nhiều ở các khu rừng phủ xanh ẩm ướt, hoặc rừng có độ ẩm/ khô theo mùa và rừng hành lang.
Đa số khi hỏi đến nguồn gốc của Robusta, người ta sẽ nhắc đến Congo - Bỉ, vì đây là nơi đầu tiên canh tác và trồng loài cây này vào năm 1870. Đây là một trong những nơi phân phối cà phê Robusta chính và phát triển nó trên khắp Châu Phi và sau đó toàn thế giới.
Vào những năm đầu thế kỉ 20, giống Robusta bắt đầu có sự phát triển và phân tán ra các nước trên khắc các châu lục. Các hạt giống Robusta đã từ Congo đi đến Brussels (ngày đó là một phần địa phận của Bỉ). Sau đó từ Brussels du nhập vào các nước châu Á, đầu tiên là Java (thuộc Indonesia). Khi Robusta được gửi đến Indonesia, chính là lúc các cây Arabica ở châu Á bùng phát dịch bệnh gỉ sét ở lá, và thiệt hại gần như toàn bộ.
Robusta được đưa vào để thay thế Arabica vì có khả năng thích nghi cũng những chống chọi lại sâu bệnh đặc biệt là bệnh gỉ sắt tốt. Từ các giống cây mẹ Robusta ban đầu, cây cà phê Robusta cũng đã được lai tạo, bổ sung các nguồn gen trội mới từ Uganda và Gabon. Bên cạnh được đưa đến khu vực Châu Á, Robusta cũng được đưa đến các vùng như Ugana, Guinea và Bờ Biển Ngà.
Sau đó, không ngừng lại ở Indonesia, hạt giống Robusta tiếp tục được phân tán tới Ấn Độ, sau đó là Tây Phi. Sau đó các hạt giống lại có một hành trình trở về với Congo (Bỉ) để tiến hành việc nghiên cứu gen và chọn lọc giống tốt để tiếp tục phát triển.
Ở khu vực Châu Phi, cà phê Robusta được trồng và cho sản lượng lớn ở các khu vực như Bờ Biển Ngà, Madagascar, Uganda. Vào khoảng thời gian này, Robusta được đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ do Arabica mắc bệnh gỉ sét nghiêm trọng.
Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1935 thông qua Guatemala các giống Robusta bắt đầu du nhập vào Brazil và phát triển rộng rãi ra khu vực châu Mỹ - Latinh.
Theo thống kê hiện nay, các nước nằm trong khu vực Châu Á và Châu Úc có sản lượng sản xuất cà phê lớn nhất trên toàn cầu. Tổng sản lượng sản xuất ra đạt tới 60% sản lượng thế giới (trung bình 41,5 triệu bao, mỗi bao 60kg/1 năm). Xếp thứ 2 là các nước thuộc khu vực Nam Mỹ, chiếm 28% thị phần Robusta toàn cầu, sản xuất ra 19,8 triệu bao cà phê (theo số liệu thống kê năm 2020 - 2021).
Việt Nam tự hào là nước đạt sản lượng sản xuất cà phê Robusta xếp hàng đầu thế giới. Sau đó là các nước Brazil, Indonesia, Uganda, Ấn Độ. Tổng sản lượng các nước chiếm 90% sản lượng Robusta trên toàn thế giới. Trong đó, Brazil tập trung sản xuất để phục vụ cho nhu cầu nội địa, Việt Nam và Uganda tập trung sản xuất để xuất khẩu ngoài thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của giống Robusta và các biến thể lai tạo của nó, một số nước cũng dần bắt đầu đẩy mạnh việc trồng và phát triển giống cây này như: Mexico, Guatemala, Nicaragua, Colombia (các nước này trước đó chỉ tập trung vào sản xuất Arabica).
Khác với Arabica tự thụ phấn, thì giống cây cà phê Robusta có đặc điểm sinh học là thụ phấn chéo. Vậy nên tại Việt Nam, giống Robusta được chọn lọc nhân giống vô tính tạo ra các giống cây phổ biến chính là: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8. Dưới đây là một số đặc điểm chính của các giống Robusta vô tính:
Cây cao trung bình, phân làm nhiều cành, tán lá rủ. Dạng lá hình mũi mác, màu lá non xanh nhạt, khi già có màu vàng, tán lá to trung bình. Khi chín quả cà phê có màu cam dạng hình elip. Có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và khả năng chống chọi sâu bệnh, đặc biệt là bệnh gỉ sét ở lá cao.
Cây cao trung bình, phân làm nhiều cành, tán lá rủ. Dạng lá hình mũi mác, màu lá non xanh nhạt, khi già có màu xanh đậm, tán lá to trung bình. Khi chín quả có màu huyết dụ, hình tròn. Khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và chống bệnh gỉ sét tốt.
Cây cao trung bình, phân làm nhiều cành, tán lá xòe ngang. Dạng lá hình mũi mác, màu lá non xanh nhạt, khi già có màu xanh đậm, tán lá to trung bình. Khi chín quả có màu vàng cam, hình tròn. Khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, khả năng chống bệnh gỉ sắt mức độ cao.
Cây cao trung bình, phân làm nhiều cành, tán lá xòe ngang. Dạng lá hình mũi mác, màu lá non xanh nhạt, khi già có màu xanh đậm, tán lá to trung bình. Khi chín quả có màu đỏ hồng, hình elip. Khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, khả năng chống bệnh gỉ sắt mức độ cao.
Cây cao trung bình, phân cành trung bình (ít hơn các giống trước đó), tán lá xòe ngang. Dạng lá hình mũi mác, màu lá non xanh nhạt, khi già có màu xanh đậm, tán lá to trung bình. Khi chín quả có màu huyết dụ, quả có núm dạng hình elip. Khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, khả năng chống bệnh gỉ sắt mức độ cao.
Cà phê Robusta đã có một hành trình phát triển dài qua hàng nhiều thế kỉ, mang lại ý nghĩa to lớn về mặt lai giống cũng như ý nghĩa giá trị, kinh tế cho toàn thế giới.
Bình luận