Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Không chỉ người lớn tuổi, ngay cả những người trẻ cũng đang có xu hướng quan tâm đến sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh. Trà thảo mộc cũng vì thế mà trở thành loại đồ uống yêu thích của nhiều người. Không chỉ đa dạng về hương vị, trà thảo mộc còn đem đến rất nhiều giá trị về sức khỏe. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ tìm hiểu trà thảo mộc là và những lợi ích về sức khỏe của loại trà này.
Trà thảo mộc có nguồn gốc từ các loại thảo dược, hoa, lá, rễ và các thành phần khác của cây cỏ tự nhiên. Các thành phần này rất dễ kiếm trong tự nhiên và có bán ở nhiều nơi. Khác với những loại trà có nguồn gốc từ những giống cây thuộc họ chè, trà thảo mộc hoàn toàn không chứa cafein. Trà thảo mộc có mùi vị dễ chịu và đa dạng do có nguyên liệu phong phú. Đồng thời, loại trà này còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các nguyên liệu được sử dụng để chế biến trà thảo mộc có thể ở dạng tươi hoặc phơi khô. Khi cần uống, bạn có thể pha cùng nước nóng hoặc đun sôi. Các chế biến này tương tự với quá trình pha trà truyền thống. Chính vì thế mà nhiều người đã nhầm lẫn trà thảo mộc với những loại trà thuộc họ chè khác.
Trà thảo mộc có nguồn gốc từ các thành phần trong tự nhiên. Chính vì thế, số lượng trà thảo mộc trên thị trường hiện nay khó có thể kiểm đếm được. Dưới đây chỉ ra những loại trà thảo mộc phổ biến và có số lượng người sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Trà hoa cúc là loại trà thảo mộc phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Trà hoa cúc sử dụng chủ yếu 2 loại là hoa cúc La Mã và hoa cúc Chamomile. Bạn có thể sử dụng cả hoa cúc khô và hoa cúc tươi để pha thành trà.
Trong hoa cúc có chứa lượng lớn các hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, tanin, alpha-bisabolol, … Các thành phần này giúp ngăn chặn các gốc tự do, đồng thời giảm tình trạng sưng viêm. Từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, làm dịu các cơn đau dạ dày. Không chỉ thế, trà hoa cúc còn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Qua đó làm giảm các triệu chứng căng thẳng và mệt mỏi.
Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể dùng trà hoa cúc. Những người dị ứng phấn hoa hoặc đang sử dụng warfarin (một loại thuốc chống đông máu) thì không nên sử dụng loại trà này.
Trà đỏ có nguồn gốc từ Nam Phi, còn được gọi với tên khác là trà Rooibos hay hồng trà Nam Phi. Người ta sử dụng lá của cây Rooibos, sau đó tiến hành lên men để sử dụng làm trà. Trong trà đỏ cũng không chứa cafein. Thay vào đó, trà đỏ chứa aspalathin và quercetin. Đây là hai hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm, ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị, hoặc nhạy cảm với hormone thì cần có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà gừng sử dụng gừng tươi đun cùng nước sôi để chế biến thành trà. Ngoài ra, trên thị trường cũng phổ biến dạng trà túi lọc và dạng bột pha.
Trà gừng từ trước đến nay thường biết đến với đặc tính nhiệt, thường xuyên được sử dụng để làm ấm cơ thể và ngăn ngừa cảm lạnh. Không chỉ thế, trà gừng có thể làm giảm các cơn đau co thắt tử cung. Từ đó giúp giảm đau an toàn mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Ngoài ra, hoạt chất gingerol trong trà gừng có khả năng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Qua đó giảm tình trạng viêm dạ dày, đồng thời làm dịu cảm giác nôn nao và buồn nôn. Nhiều người trong giai đoạn đầu thai kỳ đã sử dụng trà gừng để giảm tình trạng nôn do ốm nghén. Tuy nhiên, công dụng này của trà gừng vẫn chưa được chứng minh cụ thể, mọi người cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà atiso sử dụng hoa và lá (ở cả dạng tươi và khô) để chế biến thành trà. Đây là loại trà được biết tới là sở hữu nhiều hoạt chất chống oxy hóa nhất. Chính vì thế, loại trà thảo mộc này có thể ngăn chặn các gốc tự do phát triển, bảo vệ tế bào. Đồng thời cải thiện làn da và ngăn ngừa lão hóa.
Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra, trà atiso có thể giảm lượng chất béo trong máu và cholesterol xấu. Từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim khác. Trong trà atiso còn chứa hoạt chất cynarin, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng khó tiêu và chứng ợ nóng. Đồng thời kích thích sản xuất mật, giúp hỗ trợ tiêu hóa và thải độc. Tuy nhiên, với những người bị tắc nghẽn ống mật hoặc các vấn đề khác nên thận trọng trước khi sử dụng trà atiso.
Trà thảo mộc có sự đa dạng về hương vị và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Thậm chí nhiều người yêu thích còn sử dụng trà thảo mộc hàng ngày để thay thế cho nước lọc. Tuy nhiên, việc lạm dụng trà thảo mộc có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì thế cần có sự tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng những loại trà này.
Bình luận