Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Sau nước và trà, cà phê là loại thức uống phổ biến và được sử dụng nhiều nhất thế giới. Cà phê không chỉ là thức uống mang lại giá trị về tinh thần, mà nó còn mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Trong hạt cà phê chứa nhiều các chất chống oxy hóa hộ trợ các bệnh về tim mạch, tiểu đường type 2, kiểm soát cân nặng, … Uống một ly cà phê mỗi ngày giúp cho tinh thần tỉnh tảo, tập trung khả năng làm việc. Trên thế giới có hai loại hạt cà phê chính, được sử dụng để pha chế những ly cà phê thơm ngon là Arabica và Robusta. Hạt Arabica vaf Robusta có những đặc điểm gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng DAIGAN khám phá nhé.
Hạt cà phê thuộc loại quả hạch, được bao bọc bởi một lớp ngoài là thịt quả mềm, mọng nước. Phần hạt hay còn gọi là phần nhân (cũng được coi là hạt giống) là phần lõi cứng được tạo thành từ thành bầu nhụy của hoa.
Quả cà phê thường được chia làm 5 phần: Vỏ ngoài, thịt quả, vỏ lụa, vỏ thóc và hạt nhân là phần cuối cùng. Phần bao bọc bên ngoài của hạt cà phê thường có màu đỏ hoặc tím. Phần thịt quả có vị ngọt nhẹ và chua thanh từ trái cây khi thưởng thức.
Hạt cà phê sẽ bao gồm 3 phần là: vỏ thóc (parchment), vỏ lụa (silverskin) và hạt nhân. Trong qua trình chế biến, phần lớn các lớp vỏ bao bọc bên ngoài hạt sẽ bị loại bỏ, chỉ để lại hạt nhân cho quá trình rang, xay và pha chế. Đa số trong các quả cà phê thông thường sẽ có 2 nửa hạt nằm tách úp vào nhau, ở giữa là một mặt phẳng với các đường rãnh giữa thẳng hoặc lượn sóng.
Phần ít các hạt còn lại đặc biệt hơn, là một hạt tròn hoặc elip hoàn chỉnh, không tách đôi và rất giống với hạt đậu. Những hạt này thường được gọi là hạt Culi, có hương vị và hàm lượng caffeine cao hơn so với các hạt thông thường. Không chỉ có vậy, giá thành của hạt Culi cũng cao hơn.
Hạt cà phê Arabica chiếm đến 70% sản lượng cà phê được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Đây được coi là loại hạt hảo hạng và chất lượng cao nhất trong hơn 120 loại cà phê trên toàn cầu. Cà phê Arabica tại Việt Nam còn được gọi là cà phê Chè. Hạt Arabica có hình dáng dài dạng elip (hình bầu dục), ở giữa là rãnh hẹp hình lượng sóng. Khi rang hạt có màu nâu đậm hơn Robusta, độ nở kém và cứng hơn vì kết cấu hạt chắc chắn hơn. Arabica được phân loại theo sàng trước khi chế biến. Tại Việt Nam có hai loại sàng chính là sàng 16 (kích thước 6,3mm); sàng 18 (kích thước 7,1 mm).
Các thành phần có trong hạt Arabica: Arabica có lượng dầu và đường cao hơn Rosbuta, đây cũng là lý do chính giúp cho hương vị của Arabica thơm ngon và dễ thưởng thức hơn. Hạt Arabica chứa từ 15% đến 17% lượng dầu, 6% đến 9% đường. Khi rang xay, lượng đường trong Arabica sẽ vỡ ra kết hợp cùng với axit amin tạo ra vị chua thanh cho ly cà phê Arabica. Hàm lượng caffeine của Arabica chỉ từ 1% đến 2%, khá ít. Vì vậy, cà phê pha chế từ loại hạt này được phái nữ ưa thích sử dụng hơn.
Phương pháp chế biến hạt Arabica: Hạt Arabica được chế biến theo 3 phương pháp chính: Chế biến khô (Natura), chế biến ướt (wash/wet processing), chế biến bán ướt (honey). Ở Việt Nam sử dụng hai hình thức phổ biến là chế biến ướt và chế biến honey.
Hương vị của hạt cà phê Arabica: Arabica khi chế biến xong mùi vị sẽ thiên về chua thanh của trái cây, hậu vị đắng nhẹ và ngọt béo. Hạt Arabica thường được dùng để pha chế Espresso, Cappuccino, Latte, … hợp với khẩu vị của người châu u.
Khác với Arabica, hạt cà phê Robusta chỉ chiếm gần 30% sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên toàn cầu. Tuy nhiên, Robusta lại là giống cây dễ canh tác, chăm sóc và cho sản lượng cao. Giá thành của Robusta cũng rẻ bằng một phần hai Arabica. Tại Việt Nam Robusta còn có tên gọi khác là cà phê Vối. Kích thước hạt Robusta nhỏ hơn so với Arabica, hạt hình tròn bầu, rãnh giữa có đường thẳng. Khi rang Robusta có màu nâu nhạt hơn so với Arabica nhưng độ nở giãn nhiều hơn. Hạt Robusta được chia làm ba loại sàng chính: sàng 13, sàng 16 và sàng 18.
Các thành phần có trong hạt Robusta: Khác với Arabica, trong hạt Robusta lượng chất béo và lượng đường khá ít. Hàm lượng đường chiếm từ 3% đến 7%, lượng dầu 10% đến 12%, chất béo từ 10,5% đến 11%. Tuy rằng lượng acid trong mỗi hạt Robusta cao hơn Arabica, nhưng acid của Robusta là Chlogenic (CGA), không đặc trưng bởi vị chua mà đặc trưng bởi vị đắng. Hàm lượng caffeine của Robusta gấp đôi Arabica, từ 3% đến 4%. Đây là lý do Robusta có khả năng chống chọi với sâu bệnh cao hơn. Hương vị thiên về đắng và đậm đà hơn.
Phương pháo chế biến hạt Robusta: Hạt Robusta được chế biến theo 2 phương pháp chính: Chế biến khô (Natura), chế biến bán ướt (honey). Hiện tại, phương pháp Honey phổ biến ở Việt Nam vì nó giúp giảm độ đắng của Robusta.
Hương vị của Robusta: Khi pha chế Robusta sẽ dậy vị đắng, mùi hương nhẹ và không quyến rũ bằng Arabica. Tuy nhiên, Robusta lại được ưa chuộng sử dụng ở Việt Nam với nhiều cách pha chế nổi tiếng tiêu biểu như cà phê sữa đá.
Robusta và Arabica đều là hai loại hạt cà phê phổ biến và được sản xuất, xuất khẩu chính trên thế giới. Hai loại hạt có nhiều điểm khác biệt, mang đến nhiều cảm nhận và trải nghiệm hương vị khác nhau.
Bình luận