Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Phân bón vô cơ với đa dạng các thành phần dinh dưỡng không còn là điều gì quá xa lạ với người nông dân trồng cà phê. Tuy nhiên về lâu dài, các loại phân bón này có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đặc biệt là nguồn đất. Chính vì thế, hiện nay các loại phân bón hữu cơ đang được người nông dân tích cực sử dụng. Trong đó có thể kể tới đạm cá (phân đạm cá). Ở bài viết này, DAIGAN sẽ tìm hiểu về cách sử dụng đạm cá cho cà phê để cải thiện năng suất và chất lượng cà phê.
Đạm cá là một loại phân bón hữu cơ được sản xuất từ cá tươi. Bao gồm các phần như đầu cá, nội tạng, xương cá, vây cá, … Sau đó là quá trình ủ men để tạo thành phân đạm cá có dạng lỏng. Hay còn được biết đến với tên gọi khác là dịch đạm cá. Đây là loại phổ biến nhất.
Phân đạm cá thường chứa nhiều chất dinh dưỡng ở các dạng khác nhau. Tạo thành nguồn dưỡng chất và an toàn cho cả cây trồng, hệ sinh thái và đất trồng. Chính vì thế mà hiểu rõ về cách sử dụng đạm cá cho cà phê sẽ giúp tăng năng suất và đảm bảo chất lượng an toàn của cà phê.
Về cơ bản, đạm cá có thể được sử dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Tuy nhiên với từng loại sẽ đem lại một số công dụng khác nhau. Dưới đây là một số công dụng của đạm cá với cây cà phê:
Bước 1: Pha loãng đạm cá.
Dịch đạm cá có nồng độ các chất cao quá mức hấp thụ của cây cà phê. Cần tiến hành pha loãng trước khi tưới cho cây.
Đối với cây cà phê, với 200 lít nước sử dụng để pha loãng khoảng 1 lít đạm cá. Với 1 lần sử dụng, cần khoảng 10-20 lít đạm cá pha loãng cho 1 ha cà phê. Cà phê cần được bón đạm cá khoảng 4-5 lần/năm. Mỗi lần cách nhau khoảng 2-3 tháng.
Bước 2: Tưới/phun đạm cá
Sau khi pha loãng, người nông dân tiến hành bón đạm cá cho cà phê. Có 2 hình thức bón đạm cá là tưới và phun.
Với hình thức tưới, dịch đạm cá cần được tưới đều xung quanh phần gốc. Hình thức này được sử dụng khi muốn cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và hệ rễ.
Trong khi đó, hình thức phun được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho phần lá. Người nông dân sẽ sử dụng các loại bình bơm/bình xịt, sau đó phun đều đạm cá pha loãng ra toàn bộ tán lá.
Việc tưới đạm cá vào phần gốc được tiến hành khi cây mới trồng hay chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển. Bởi cần đảm bảo cây cà phê hấp thụ sâu và đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi nó bay hơi.
Ngược lại, việc phun đạm cá được tiến hành khi thời tiết mát mẻ (sáng sớm hoặc chiều mát). Tránh phun đạm cá vào trời mưa hay khi cây đã ra hoa. Bởi có thể khiến dịch đạm trôi đi trước khi lá cà phê kịp hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đạm cá thường có thời hạn sử dụng và bảo quản trong khoảng 18 tháng. Cần tính toán lượng đạm cá ủ với lượng sử dụng để tránh lãng phí.
Sử dụng đạm cá là một cách đơn giản và hiệu quả để cải thiện chất lượng và năng suất của cây cà phê. Tuân thủ đúng cách sử dụng đạm cá cho cà phê và các lưu ý. Để đảm bảo hiệu quả chăm sóc tối đa cho vườn cà phê.
Bình luận