Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê là loại cây trồng trọng điểm kinh tế của Việt Nam. Đưa Việt Nam lên vị trí top 2 nước xuất khẩu và chế biến cà phê trên toàn thế giới. Tại Việt Nam có 8 vùng canh tác trọng điểm gồm 2 giống cà phê chính: Robusta và Arabica. Trong đó, Khe Sanh (Quảng Trị) là một trong số ít khu vực đáp ứng đủ điều kiện thổ nhưỡng để canh tác Arabica. Cà phê Arabica Khe Sanh (Quảng Trị) nổi tiếng với chất lượng cao và hương vị thơm ngon. Ở bài viết này, cùng DAIGAN tìm hiểu về giống cây trồng này nhé.
Khởi nguồn của những hạt cà phê tại Khe Sanh từ một người quân nhân pháp đồng thời là một nhà thực vật học - Eugène Poilane. Nhà thực vật học này tới Việt Nam năm 1909 với vai trò là công nhân pháo binh. Sau đó ông đã được chỉ định làm thăm dò viên cho viện sinh vật học. Tới năm 1922 ông trở thành đại diện cho dịch vụ quản lý rừng Đông Dương. Eugène Poilane lần đầu đi qua khu vực rừng Khe Sanh là năm 1918 và nhận định rằng thổ nhưỡng nơi đây thích hợp cho việc trồng cà phê. Chính vì vậy, khi quay lại Khe Sanh vào năm 1926, Poilane đã lập đồn điền mang những giống cây cà phê Chiari đầu tiên trồng tại đây.
Những giống cà phê được trồng đầu tiên tại khu vực này là: cà phê Typica Arabica, Bourbon Arabica và giống cà phê Mít. Địa hình rừng núi cao ở Khe Sanh giúp cho các giống Arabica (Typica, Bourbon) phát triển tốt, cho chất lượng hạt cao. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, dịch bệnh gỉ sét ở cây cà phê bùng phát. Giống Arabica dễ dàng nhiễm bệnh và bị tàn phá nặng nề. Khe Sanh dần dần mất giống cà phê này và chỉ còn lại canh tác và phát triển cà phê Mít. Lúc này cà phê Mít được trồng và nuôi dưỡng tại hai đồn điền của tư sản Pháp với diện tích khoảng vài chục Ha.
Ở giai đoạn đầu cà phê được trồng quảng canh, chưa chú trọng vào đầu tư kỹ thuật nên sản lượng còn thấp. Phương pháp chế biến chủ yếu là chế biến khô. Vì vậy, không thể nào phát triển giống Arabica lâu dài.
Mãi cho tới năm 1978, nông trường cà phê Khe Sanh thành lập, đưa giống Arabica Caturra vào trồng và phát triển lại từ đầu. Lúc này diện tích trồng Arabica lên đến 17,2 Ha và cho năng suất cũng như chất lượng tốt. Tuy nhiên, với đặc điểm khó chăm sóc và nhiễm sâu bệnh của Arabica mà Caturra chỉ cho năng suất cao được mấy mùa vụ đầu (năng suất lên đến 10 - 15 tấn/ha). Các mùa vụ sau đó lại tiếp tục xảy bệnh gỉ sét ở lá, mùa màng gần như mất trắng, thiệt hại không thể nào bù đắp.
Năm 1990, Quảng Trị lại tiếp tục thử nghiệm giống Catimor tại Khe Sanh. Catimor khắc phục được những nhược điểm của giống Arabica mẹ. Có khả năng chống chọi lại sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh gỉ sắt. Liên tiếp những năm sau đó đều cho chất lượng tốt, sản lượng cao.
Năm 1992, từ 17,2 Ha nông trường tiếp tục mở rộng thêm 11,3 Ha để trồng giống Catimor. Sau đó, Khe Sanh đã dần dần loại bỏ giống cà phê Mít và cà phê Vối để tập trung trồng và phát triển giống Catimor
Năm 1995 đến nay, tỉnh Quảng Trị tập trung đẩy mạnh phát triển giống cà phê Arabica Khe Sanh. Đưa Khe Sanh lên dẫn đầu khu vực các tỉnh miền Trung về canh tác Arabica. Diện tích trồng Arabica Catimor tại đây đã lên đến 4.500 Ha. Arabica Catimor được trồng tại 3 xã chính: Hướng Phùng, Tân Liên và Hướng Linh. Và rải rác tại các đồn điền hoặc hộ nông dân nhỏ như Hướng Sơn, xã Húc, Hương Tân và Phùng Lâm. Trong đó, xã Hướng Phùng có mật độ canh tác lớn nhất, chiếm đến 80% diện tích của huyện Hướng Hóa. Thổ nhưỡng tại đây phù hợp để canh tác Catimor với độ cao trung bình 670m so với mực nước biển; thời tiết ít mưa.
Giống Catimor được trồng chủ yếu tại Khe Sanh là Catimor quả đỏ, Catimor trái vàng được trồng với mật độ rải rác thấp hơn.
Cà phê Arabica Khe Sanh thuộc chủng coffee arabica Var catimr. Đây là chủng lai tạo giữa Caturra và Hybrido de timor, có nguồn gốc từ Brazil. Đặc điểm chính của cà phê Khe Sanh giống 90% với giống Caturra mẹ:
Loài cây công nghiệp lâu năm thân gỗ, thấp lùn. Cây khi trưởng thành có độ cao từ 2m đến 3m. Cành dài từ 0,8m - 1,2m, cành vươn ra khỏi thân theo góc nhỏ hơn 80 độ.
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị ngày càng chú trọng đưa kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng hiện đại để phát triển giống cà phê Arabica Khe Sanh. Giống Arabica tại đây mang giá trị lớn về mặt kinh tế, xuất khẩu của nước ta.
Bình luận