Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Gừng tươi không chỉ là một gia vị trong nấu ăn, mà còn là một vị thuốc được dùng nhiều trong đông y từ xa xưa. Ngoài làm thuốc, gừng còn được dùng để chế biến thành một loại trà có ích cho sức khỏe. Trà gừng là một loại thức uống bổ dưỡng, được nhiều người sử dụng, đặc biệt là vào ngày đông lạnh. Đặc tính cay, nóng của gừng giúp ủ ấm cơ thể từ bên trong. Ở bài viết này, cùng DAIGAN khám phá những công dụng tuyệt vời của trà gừng nhé!
Trà gừng là một loại trà thảo mộc, có thành phần nguyên liệu chính từ gừng. Không chỉ đơn giản là một loại thức uống, trà gừng còn được coi là một loại thuốc thảo dược.
Thành phần của gừng tươi:
Trong gừng chứa từ 2% - 3% thành phần tinh dầu. Trong đó hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic chiếm phần lớn như: b-curcumenen (17%), b-zingiberen (35%), b-farnesene (10%). Ngoài ra còn có b-phelandren, a-camphen, eucalyptol. Cùng với đó là hợp chất alcol monoterpenic chiếm một lượng nhỏ hơn như: borneol, linalol, geraniol. Thành phần chủ yếu trong gừng là nhóm chất cay, chiếm từ 20% - 30%.
Thành phần hóa học của chất cay gồm: shogaol, zingeron, và gingerol (chiếm hàm lượng cao nhất).
Các chất cay trong gừng giảm thiểu các triệu chứng cảm, sổ mũi, nghẹt mũi. Đặc biệt có tác dụng tốt với người đang cảm lạnh, sốt rét. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể vào mùa đông, khi thời tiết giao mùa.
Đặc tính cay, nóng của gừng tươi giúp cơ thể ấm lên từ bên trong. Thói quen của người xưa là dùng 1 ly trà gừng vào ngày lạnh, cơ thể sẽ dễ chịu, thoải mái hơn. Không chỉ có vậy, tác dụng làm ấm của gừng còn hữu dụng cho phụ nữ vào ngày kinh nguyện. Trà gừng giúp giảm các cơn đau bụng kinh.
Trà gừng giúp làm dịu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Duy trì sự cân bằng của đường ruột, tránh các tình trạng đầy hơi, táo bón. Đặc biệt, trà gừng còn giúp điều trị bệnh tiêu chảy rất hiệu quả. Những người viêm đại tràng, viêm tá tràng thường được khuyến khích sử dụng trà gừng.
Các thành phần của trà gừng giúp giảm các cơn đau đầu, xoa dịu các cơn đau nhức. Đặc biệt là các triệu chứng của đau nửa đầu. Giúp hệ thần kinh thư giãn, thoải mái hơn. thuyên giảm hiện tượng đau đầu do căng thẳng, mệt mỏi.
Các thành phần của trà gừng có khả năng chống viêm, kết hợp với đặc tính nóng giúp giảm hiệu quá các triệu chứng đau. Đặc biệt là với người đau nhức xương khớp lâu năm, đau khớp do tuổi già. Uống trà gừng từ 2 - 4 ly mỗi ngày giúp thuyên giảm các triệu chứng đau.
Sở dĩ miệng xuất hiện mùi hôi là do hệ tiêu hóa và dạ dày có vấn đề. Có thể viêm dạ dày, hoặc rối loạn tiêu hóa. Trà gừng giúp điều hòa và làm dịu hệ tiêu hóa, đặc tính nóng giúp giảm triệu chứng viêm dạ dày. Từ đó, giúp hơi thở bớt có mùi, dần dần trị được chứng hôi miệng.
Trà gừng có khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi vì trong gừng có các thành phần chống oxy hóa cùng với đặc tính chống virus, chống viêm.
Để pha một ly trà gừng mật ong, bạn cần chuẩn bị nửa củ gừng tươi, một ít mật ong, nửa quả chanh và 150ml nước nóng. Thực hiện theo các bước sau:
Để làm trà gừng cam sả hoặc chanh sả, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Cách thực hiện:
Hy vọng rằng bài viết này đã đem lại các thông tin hữu ích cho các bạn về trà gừng. Gừng là một thành phần thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp hoặc đang đang dùng thuốc tăng áp huyết cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại trà này.
Bình luận