Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Trà hoa cúc - Loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe

Trà thảo mộc ngày nay được nhiều người lựa chọn sử dụng như một loại “thực phẩm chức năng” từ thiên nhiên. Trong đó, trà hoa cúc là loại trà thảo mộc được cả trẻ nhỏ lẫn người lớn yêu thích sử dụng. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngọt, dễ uống mà còn mang đến tác dụng lớn cho sức khỏe. Hãy cùng DAIGAN tìm hiểu trà hoa cúc mang lại cho sức khỏe những lợi ích gì nhé!

Trà hoa cúc có đặc tính gì? 

Hoa cúc, được sử dụng phổ biến để pha trà, mang tên khoa học Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ Asteraceae. Theo Đông dược học, hoa cúc có vị đắng và ngọt, tính bình hoặc hơi hàn, và tác động chủ yếu lên kinh Phế, Can, Tỳ, ảnh hưởng đáng kể đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hoa cúc chứa nhiều thành phần như Flavonoids, Apigenin, Luteolin, Thymol, Tricosane... Trong dược lý, hoa cúc đã được chứng minh có khả năng ức chế vi khuẩn lỵ trực trùng, tụ cầu vàng, vi khuẩn gây bệnh thương hàn, liên cầu trùng dung huyết beta, cũng như ức chế một số loại nấm ngoài da.

7 tác dụng của trà hoa cúc cho sức khỏe

1. Phòng ngừa tác nhân gây ung thư

Trong trà hoa cúc có chứa Flavonoids - là một loại hoạt chất chống oxy hóa. Flavonoids hoạt động trong cơ thể, đẩy lùi mầm mống của bệnh ung thư. Đồng thời ức chế tế bào ung thư phát triển, lan rộng. 

Thành phần Apigenin trong trà hoa cúc còn mang lại tác dụng chống lại ung thư vú, ung thư cổ tử cung cao. Bên cạnh đó còn có mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. 

Một nghiên cứu đã được tiến hành trên 537 người, trong đó những người uống trà hoa cúc từ 2 đến 6 lần mỗi tuần. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở nhóm này thấp hơn so với những người không uống trà. Điều này cho thấy, mặc dù trà hoa cúc không chữa được bệnh ung thư, nhưng đây một giải pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh.

2. Trà hoa cúc giảm đau kinh nguyệt

Các thành phần trong trà hoa cúc có đặc tính chống viêm cao, đồng thời làm tăng Glycine trong cơ thể. Glycine là chất giảm đau thắt tử cung ở phụ nữ. Từ đó giúp giảm hiện tượng đau bụng kinh. Trước kỳ kinh nguyệt từ 3 đến 4 ngày và trong kỳ kinh nguyệt, uống mỗi ngày một tách trà hoa cúc, giúp cơn đau của các nàng dịu đi.

3. Thư giãn tinh thần

Một nghiên cứu năm 2019 đã phát hiện rằng những người mắc chứng rối loạn lo âu có sự cải thiện rõ rệt sau 2 đến 4 tuần uống trà hoa cúc. Loại trà này cũng được khuyên dùng cho người bị mất ngủ vì khả năng giúp thư giãn tinh thần và tạo cảm giác thoải mái. Uống trà hoa cúc vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp bạn ngủ sâu hơn, ít bị trằn trọc và không hay tỉnh giấc giữa đêm.

4. Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa

Trà hoa cúc chứa thành phần Chamomile, giúp giảm các cơn co thắt trong dạ dày và giải phóng khí độc. Khi uống trà hoa cúc, các triệu chứng đầy hơi, ợ chua và khó tiêu sẽ giảm đi đáng kể. Thưởng thức trà hoa cúc đều đặn với tần suất hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

5. Thải độc, thanh nhiệt 

Một số nghiên cứu cho thấy việc uống trà hoa cúc đều đặn và với lượng vừa phải có thể giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể một cách hiệu quả. Những người thường xuyên bị nóng gan và nhiệt miệng nên uống loại trà này để hỗ trợ làm mát gan và cải thiện tình trạng mụn nhọt do nhiệt gây ra.

6. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trà hoa cúc chứa Flavonoids, một hợp chất đã được chứng minh có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Khi vào cơ thể, Flavones tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp điều hòa huyết áp và giảm mức cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, Flavonoids còn có tác dụng kháng viêm, giúp làm dịu các cơn đau động mạch vành hoặc đau thắt lồng ngực nhanh chóng.

7. Trà hoa cúc tốt cho mắt

Trà hoa cúc có thể được sử dụng theo 2 cách giúp tốt cho mắt. Các thành phần trong hoa cúc giúp thư giãn, cải thiện thị lực cho mắt. Đặc biệt với những người làm việc nhiều với máy tính, điện thoại. Đồng thời cũng giúp giảm tình trạng khô, mỏi mắt, giảm căng thẳng thần kinh ở mắt.

Không chỉ có vậy, có thể sử dụng bã trà hoa cúc đắp lên mắt. Bã trà sẽ cải thiện, làm mờ các bọng thâm mắt, giảm sưng mắt khi thức khuya. 

Một số cách pha trà phổ biến 

Để phát huy tác dụng tốt nhất của hoa cúc, trà hoa cúc sẽ được pha cùng với một số loại thảo mộc khác. Thường thấy nhất là sự kết hợp của táo đỏ, kỷ tử. Khi pha có thể cho thêm mật ong, đường phèn để tăng độ ngọt hấp dẫn cho trà.

Trà hoa cúc táo đỏ

Kết hợp hoa cúc và táo đỏ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm điều trị cảm lạnh, đau đầu, giảm căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Dưới đây là cách pha trà táo đỏ cùng hoa cúc:
Bước 1: Cho hoa cúc và táo đỏ vào bình, sau đó thêm khoảng 400ml nước sôi.
Bước 2: Đậy nắp kín và ủ trà trong 15 phút.
Bước 3: Thêm mật ong vào bình và khuấy đều.

Trà hoa cúc kỷ tử

Trà hoa cúc kỷ tử mang đến tác dụng cải thiện làn da, ngăn ngừa các hiện tượng lão hóa đối với phái đẹp. Đồng thời giúp thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng. Có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Dưới đây là cách pha trà táo đỏ cùng kỷ tử:
Bước 1: Chuẩn bị 20g kỷ tử và 30g trà hoa cúc (có thể sử dụng loại trà sấy khô).
Bước 2: Thêm vào bình trà 200ml nước sôi. Ủ trà trong thời gian 15 phút.
Bước 3: Có thể trực tiếp sử dụng hoặc pha thêm mật ong. 

Trà hoa cúc không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên. Từ việc giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, đến hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch, trà hoa cúc thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe hàng ngày. 
 

Bình luận