Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê đã là một phần của nước Mỹ trong nhiều năm, và nó đã trở thành một phần của nền văn hóa phong phú tại đất nước cờ hoa. Tại Mỹ, cà phê không chỉ đơn giản là một thức uống được du nhập. Nó còn tạo thành một nền văn hóa độc đáo của riêng người Mỹ. Mọi thứ tại quốc gia này đều phát triển với nhịp độ rất nhanh, cà phê của người Mỹ cũng gắn liền với tốc độ. Điều đó hình thành sự khác biệt giữa Mỹ và các quốc gia khác. Hãy cùng DAIGAN tìm hiểu về lịch sử phát triển của cà phê Mỹ và sự khác biệt giữa văn hóa uống cà phê của người Mỹ và Việt Nam nhé!
Người Anh đã mang cà phê đến Mỹ lần đầu tiên vào thế kỷ 17. Nhưng phải đến đầu những năm 1900, văn hóa uống cà phê mới phổ biến ở đất nước này. Đây là khoảng thời gian diễn ra Làn sóng cà phê đầu tiên. Phải mất đến 1 khoảng thời gian dài để có một sự chuyển dịch đáng chú ý từ trà sang cà phê của người Mỹ.
Cho đến hiện tại, cà phê đã bước dần vào đời sống một cách tự nhiên. Người Mỹ đã thổi hồn vào từng tách cà phê phong cách của riêng họ. Điều này được thể hiện rõ qua phong cách của những quán cà phê, cách người Mỹ thưởng thức và những loại cà phê mà họ thường xuyên lựa chọn. Tất cả những điều đó hình thành nên văn hóa uống cà phê của người Mỹ.
Cũng như nhiều quốc gia, cà phê là một hiện tượng văn hóa. Ở Mỹ, văn hóa cà phê xoay quanh tốc độ và số lượng. Điều này được minh chứng bằng việc người Mỹ uống trung bình 3 tách cà phê loại 9oz (266ml) mỗi ngày. Với các quốc gia khác, cà phê có thể là loại đồ uống để kích thích các cuộc trò chuyện. Đối với người Mỹ, cà phê không chỉ là phương thức giúp họ tỉnh táo. Đó còn là thức uống nhất định phải có trong cuộc sống hàng ngày.
Sau Làn sóng thứ ba với sự xuất hiện của cà phê đặc sản, số lượng các quán cà phê tại Mỹ tăng lên nhanh chóng. Điều đó phản ánh tính tiện lợi và phổ biến của văn hóa uống cà phê tại đây. Người Mỹ thích cà phê mang đi hơn, thay vì dành hàng giờ để nhâm nhi và thưởng thức chúng. Văn hóa uống cà phê của người Mỹ ở mặt tính chất này được hình thành từ chính lối sống năng động của vùng đất này.
Không chỉ thế, văn hóa uống cà phê của người Mỹ còn làm thay đổi không gian làm việc. Nhiều người lựa chọn những quán cà phê có kết nối internet tốc độ cao, không gian yên tĩnh và sự có sẵn của cà phê. Điều này giúp họ có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và thoải mái hơn.
Cà phê được người Pháp du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ 19. Mặc dù là nước chuyên sản xuất cà phê, nhưng phải tới tận đầu thế kỷ 21, văn hóa uống cà phê mới phổ biến tại Việt Nam. Những khoảng thời gian đầu, cà phê phin gần như là sự lựa chọn duy nhất của người Việt. Hiện tại, với những phương pháp pha chế mới, thức uống từ cà phê cũng trở nên đa dạng. Điều đó hình thành một nền văn hóa uống cà phê mang đậm phong cách của người Việt.
Văn hóa uống cà phê của người Mỹ nổi bật với những ly cà phê take away; thì Việt Nam lại giống với phần đông các quốc gia châu u khác. Đó là người Việt coi việc thưởng thức một ly cà phê là khoảng thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Cho dù là một ly cà phê phin của những quán cà phê truyền thống; hay những ly cà phê americano, espresso, … của những quán cà phê hiện đại. Văn hóa uống cà phê của người Việt sẽ là chậm rãi thưởng thức. Trong khoảng thời gian đó, mọi người đơn giản là nhìn ngắm phố phường hay chia sẻ với nhau những câu chuyện.
Hiện tại, cà phê đã dần trở thành một phần cuộc sống của người Việt. Không chỉ có những người ở độ tuổi trung niên yêu thích cà phê. Giới trẻ với khả năng tiếp cận nhanh chóng cũng nhận định cà phê là một phần không thể thiếu. Văn hóa cà phê mang đi cũng vì thế mà trở nên phổ biến hơn. Nhưng điều đó không hề làm mất đi nét độc đáo riêng trong văn hóa uống cà phê của người Việt.
Có thể thấy dù là bất kỳ quốc gia hay vùng đất nào, cà phê đã dần trở thành thứ thức uống không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng không vì thế mà việc thưởng thức cà phê ở bất kỳ đâu cũng là giống nhau. Đặc biệt là tại Mỹ, nơi có nhịp sống hối hả đã hình thành nên một văn hóa uống cà phê của người Mỹ rất riêng. Con người nơi đây coi cà phê là nguồn năng lượng có thể tái tạo. Điều đó khiến văn hóa uống cà phê tại đây gắn liền với tốc độ, để có thể bắt nhịp được với cuộc sống bận rộn của người Mỹ.
Bình luận